Tài chính là yếu tố quan trọng nhất vì trong năm năm đầu mình sẽ không được đi làm thuê. Cuộc sống sẽ gần như là chỉ ở nhà “enjoy” và đưa đón con đi học. Nếu có kinh doanh thì chắc chắn mình cũng phải có nguồn tài chính đủ để theo đuổi nó. Rồi các khoản chi phí sinh hoạt của gia đình như ăn uống, đi lại, tiền học cho con cái…

MÌNH THẤY HÌNH ẢNH
CỦA MỘT

NEW ZEALAND

NHỮNG NĂM 2006

Cảm ơn Vicky đã nhận lời ghé thăm văn phòng của BSOP và dành thời gian chia sẻ về cuộc sống của mình tại Síp.

Trước tiên, cho mình gửi lời chào đến tất cả các bạn trong BSOP. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành với gia đình mình từ lúc chọn bất động sản để đầu tư đến nay là đã sang định cư được 6 năm rồi.

Đầu tiên, tôi rất tò mò muốn biết lý do gì khiến Vicky và gia đình lại chọn đến sinh sống ở đất nước này?

Thực sự, trước đây gia đình cũng không có ý định ra nước ngoài sinh sống. Nhưng năm 2017, mình có cơ duyên biết đến BSOP và chương trình đầu tư của một số quốc gia.
Trong quá trình tìm hiểu mình thấy Síp là ổn nhất. Thứ nhất, chương trình cấp thẻ xanh cho ba thế hệ, cả bố mẹ và con cái (từ tháng 5/2023, đối tượng được thụ hưởng của chương trình chỉ dành cho hai thế hệ, bao gồm vợ chồng đương đơn chính và con cái đến 25 tuổi – BSOP).
Cái thứ hai rất quan trọng nữa là thẻ cư trú được cấp vĩnh viễn. Như các nước khác, sau hai đến ba năm sẽ phải renew (làm mới lại thẻ cư trú - BSOP) một lần, bản thân mình thấy như vậy hơi rủi ro. Bởi có thể chính sách bây giờ đang là như vậy nhưng nhỡ sau này có thay đổi thì phải làm thế nào? Nên mình chọn phương án an toàn là thẻ vĩnh viễn.

Thẻ cấp vĩnh viễn cho nhà đầu tư chính là một trong những điểm mạnh thu hút nhiều người lựa chọn đến với Síp. Nhớ lại những ngày đầu mới chuyển sang định cư, ấn tượng ban đầu của Vicky về quốc gia này như thế nào?

Lúc mới sang Síp mình thấy hình ảnh của một New Zealand những năm 2006 (Vicky đã có thời gia đi du học 5 năm tại New Zealand – BSOP). Giáo dục phát triển, nhiều sinh viên quốc tế. Quán ăn, nhà hàng bán đồ Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ rất nhiều nhưng quán Việt Nam chưa có. New Zealand hiện giờ đã khác, chỉ riêng thành phố mình từng sống đã có đến 5 quán ăn Việt Nam và ẩm thực của người Việt rất được ưa chuộng tại đây.
Đảo Síp khi đó cũng như vậy. Mình nghĩ đây chính là cơ hội cho mình bắt đầu kinh doanh một sản phẩm nào đó liên quan đến dịch vụ như mở nhà hàng ăn uống, dịch vụ cho dân du lịch như thuê xe tự lái. Nói chung cứ cái gì liên quan đến du lịch là ổn. Vì Síp thu hút rất nhiều khách quốc tế.

Có điều gì khó khăn hay trở ngại khi bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước mới, cụ thể là Síp không?

Từ khi sang Síp, gia đình mình chưa gặp phải rào cản gì.

Còn việc kinh doanh một sản phẩm nào đó, Vicky đã triển khai chưa?

Nhà mình đã mở một quán ăn Việt Nam ở Síp. Mô hình của mình có liên quan đến an toàn thực phẩm nên sẽ phải đăng ký với Sở du lịch. Sau đó cần làm các món ăn sẽ có trong menu cho họ kiểm tra trong vòng một tuần để xem là có vấn đề về ngộ độc thực phẩm hay không, nhà hàng phải có cửa thoát hiểm, ống thông gió… nói chung mình cứ làm đúng và đủ theo quy định là được.
Vì đặc thù của quán nên mình phải tuyển bếp Việt. Việc tuyển lao động ở Việt Nam sang khá là khó vì cần phải chuẩn bị nhiều giấy tờ và chứng minh nhiều thứ. Như người đó phải có bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và mình phải có một khoản bảo lãnh trong vòng 2 năm để trả lương cho họ.
Nếu tuyển được người bản địa làm thì là điểm cộng rất lớn nếu sau này mình nộp đơn nhập quốc tịch. Ở nước nào cũng vậy thôi. Khi mình đến ở, đóng thuế đầy đủ, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, cơ hội nhập quốc tịch sẽ dễ hơn vì mình có đóng góp cho xã hội ở đó.

Bình thường, những người Việt đến Síp thường làm các nghề gì?

Ở Síp, người Việt sang theo diện lao động khá đông. Công việc của họ chủ yếu là làm giúp việc, bán hàng trong siêu thị, có người thì mở cửa hàng bán, đồ khô.
Còn những anh chị sang theo diện đầu tư như mình thì làm kinh doanh vì theo quy định của chương trình là không được đi làm thuê. Nhưng theo mình biết, chỉ có một số gia đình là định cư luôn ở đây. Một số khác chọn đi đi về về giữa hai nước do công việc chủ yếu vẫn ở Việt Nam là chính.

Thế còn đồ ăn ở Síp thì như thế nào, người Síp họ thích ăn gì?

Người Síp ăn rất nhiều (cười). Họ thích ăn Souvlaki, món thịt nướng được chế biến từ gà, bò, cừu hoặc thịt lợn cắt nhỏ như bao diêm rồi xiên vào que và cho lên lò nướng. Rồi, họ ăn Greek Salad có xà lách, dưa chuột, phô mai, dầu oliu rắc thêm chút muối là xong. Người Síp chế biến món ăn đơn giản lắm. Nhưng dễ ăn và cũng rất ngon nữa.

Chi phí sinh hoạt ở Síp có đắt đỏ hơn nếu so với ở Việt Nam?

Nhà mình có các bạn nhỏ nên thường xuyên nấu ăn ở nhà. Giá cả ở Síp tính ra cũng không đắt hơn Việt Nam nhiều. Ví dụ như thịt bò từ 8 – 10 Euro một cân, tính ra cũng chỉ hơn hai trăm hoặc ba trăm nghìn, ở Việt Nam cũng thế.
Ở Síp, siêu thị bán rất nhiều đồ Việt Nam. Rau muống, rau đay, rau dền, bầu bí đều có hết. Đồ khô thì có gạo Việt, gạo Thái, mì tôm Hảo Hảo, mắm muối gia vị v.v. Nói chung là không thiếu thứ gì.

MỘT ĐỨA TRẺ

Ở SÍP

SẼ BIẾT ÍT NHẤT LÀ

BA NGÔN NGỮ

Chuyện nhập học cho các con thì sao, Vicky có thể chia sẻ được chứ?

Chuyện này khá là thú vị. Ban đầu mình định cho con học trường quốc tế. Nhưng khi tham khảo ý kiến của một số người dân ở đây, họ đều hỏi “Tại sao con nhỏ như vậy mà không cho học trường công?”
“Ừ nhỉ! Tại sao không tận dụng các ưu đãi giáo dục cho con mà mình được hưởng như một công dân Síp”, mình nghĩ vậy. Thế xong mình cũng đi dò hỏi xem ở đây trường nào tốt để xin cho con vào học. Lúc đó gia đình mình có một bé học cấp một và hai bé học mầm non.
Khi đến Bộ giáo dục và đào tạo làm thủ tục nhập học, họ liền nói “mày đang đóng tiền điện nước ở đâu thì con sẽ học ở đó”. Nghĩa là phải học đúng tuyến, như nhà mình ở Elysia Park thuộc khu Universal, con sẽ học ở đó. May là ngôi trường này vừa mới và vừa to (cười).
Thực ra họ cũng không cứng nhắc như vậy đâu. Ví dụ, có một gia đình khác ở cách Universal 15 phút lái xe cũng muốn cho con học cùng trường con nhà mình vì trường ở Tremithousa – khu vực anh chị ấy sống nhỏ quá. Cả trường chỉ có 50 học sinh, mỗi lớp có khoảng 15 em. Họ cũng chỉ cần như thế thôi vì dân số ở đây ít.
Lúc anh chị lên Sở giáo dục xin chuyển trường, họ lại đặt vấn đề là “quãng đường đi từ nhà đến trường học mất bao lâu?”
Anh chị trả lời, khoảng 15 phút lái xe.
Nghe xong, họ ngạc nhiên hỏi lại, “buổi sáng mà mày mất 15 phút cho con đi học? Vậy có đảm bảo được việc hàng ngày cho con đi học được không?”
“Bình thường mà, ở Việt Nam tao còn mất đến 30 phút đưa con đi học cơ”, anh chị ấy kể lại.
Cuối cùng họ cũng đồng ý cho chuyển với lý do là trường ở Tremithousa không phù hợp với nhu cầu của gia đình. Ở Síp, họ ưu tiên việc cho con tự đi bộ đến trường hơn là để bố mẹ đưa đón. Nên việc cho con học ở trường gần nhà sẽ được khuyến khích hơn. Như vậy sẽ rèn được tính tự giác cho trẻ.
Hồ sơ nhập học cho con cũng chỉ cần các giấy tờ cơ bản như giấy khai sinh của con, hộ chiếu, sổ tiêm chủng.

Ở Síp, các trường công sẽ giảng dạy bằng tiếng Hy Lạp, vậy tai sao Vicky chọn trường công thay vì trường tư như nhiều gia đình khác khi sang Síp?

Ở Síp, học sinh cấp một sẽ thường học bằng tiếng Hy Lạp và có môn tiếng Anh. Cấp hai sẽ bắt buộc học thêm tiếng một ngôn ngữ nữa là tiếng Pháp. Cấp ba sẽ là quyền lựa chọn của các bạn. Như vậy, một đứa trẻ ở Síp sẽ biết ít nhất là ba ngôn ngữ. Trong khi đó, giáo dục ở Síp được đào tạo theo tiêu chuẩn Anh quốc nên sau này các bạn có thể chọn một nước khác trong châu Âu như Đức, Pháp hay là kể cả sang Anh hoặc Úc học cũng dễ dàng hơn. Đây chính là bước đệm cho các con nhanh chóng trở thành một công dân toàn cầu.
Nhà mình chọn trường công vì khi sang Síp là con mới bắt đầu vào học lớp Một, chưa biết tiếng Hy Lạp cũng không sao. Con chỉ cần biết tiếng Anh để giao tiếp với các bạn, thầy cô là đủ. Các cô giáo ở đây đều có thể nói tiếng Anh để giao tiếp và hướng dẫn con hoàn thành bài tập.
Và để con hòa nhập nhanh hơn, nhà mình cũng có thuê gia sư đến hướng dẫn bạn ấy làm tất cả các bài tập về nhà nếu có. Còn nếu không có, cô giáo sẽ nói chuyện và dạy bạn ấy tiếng Hy Lạp. Mỗi ngày chỉ cần một tiếng là đủ. Chi phí là 10 Euro cho một buổi như vậy.
Mình cũng có hỏi những người xung quanh, với lộ trình như vậy, con họ cũng chỉ mất khoảng một năm là hoàn toàn có thể nói chuyện như người bản địa.
Ở đây chú trọng vào việc phát triển giáo dục thể chất. Trường của bé đầu nhà mình có cái sân vận động to tướng. Cứ đến giờ ra chơi là các bạn chạy quanh cái sân vận động đó chơi đủ các trò. Thỉnh thoảng trường hay tổ chức các chương trình giao lưu. Như là mời mời bố mẹ đến tham gia đi bộ vòng quanh sân cùng con để khuyến khích các con rèn luyện thể chất.
Lịch học hàng ngày của các con sẽ bắt đầu từ 8 giờ kém 15 và tan học lúc 1 giờ chiều.
Buổi sáng mình sẽ phải chuẩn bị đồ ăn cho con mang đến trường, bao giờ cũng có một suất ăn chính và hoa quả cho bữa ăn phụ giữa các giờ ra chơi. Các bạn nhà mình đi học vui lắm. Không có áp lực gì cả. Các bạn ấy bảo “mẹ ơi, ở đây hay lắm. Cứ có kẻng là con được ăn”.
Mỗi năm học mình chỉ đóng 40 Euro tiền bảo hiểm cho con, còn lại là miễn phí hết. Kể cả sách vở, bút, thước… các con học đến đâu nhà trường cấp mới đến đó.
Quay lại chuyện nên học trường công hay trường tư, theo mình với những gia đình có con đang học từ cấp hai trở lên cần phải nghĩ kỹ về việc chuyển đổi này. Vì trường công chủ yếu dạy bằng tiếng Hy Lạp vậy các bạn ấy có theo nổi không? Nếu đảm bảo rằng con có thể theo được nhà trường vẫn nhận vì đó là quyền lợi của mình. Còn không thì nên chọn trường quốc tế để cho các bạn học bằng tiếng Anh.

TÀI CHÍNH
NGOẠI NGỮ
& TÂM LÝ

LÀ BA THỨ CẦN PHẢI CHUẨN BỊ TỐT

Khu nhà Vicky đang ở có đông người Việt không?

Gia đình mình ở Elysia Park, hiện chỉ có khoảng 3 gia đình người Việt đang sống ở đây. Một số gia đình khác chưa sang, bất động sản đó họ đang cho thuê.
Ở đây chủ yếu là khu nghỉ dưỡng nên bất động sản thường để cho thuê lại vì giá thuê và nhu cầu cao. Nhất là vào mùa lạnh, người Nga và Anh đến nhiều. Lúc nào cũng kín lịch thuê ít nhất là trong ba tháng.

Chi phí để duy trì căn hộ của Vicky hàng năm có nhiều không?

Mình có một căn chung cư và một cửa hàng. Với căn chung cư diện tích gần 100m2, có 2 phòng ngủ mình phải đóng tiền bảo hiểm nhà là bắt buộc, từ 200 Euro đến 500 Euro một năm. Ở đây có bể bơi, sân vườn, cây cảnh chung nên phí quản lý hàng tháng khoảng 120 Euro, phí đổ rác 160 Euro một năm. Ngoài ra còn phí điện nước, internet, cũng khá giống với ở Việt Nam.

Ở Síp có được phép kinh doanh tại nhà không, kiểu như mình sẽ tận dụng tầng trệt để mở tạp hóa còn tầng trên để ở?

Ở các nước thường quy định rất rõ. Đã là nhà thì là nhà để ở, không được mua bán hàng hóa gì ở đó. Cửa hàng thì là để kinh doanh, không được ở đó. Và Síp cũng vậy.
Đã là nhà thì là nhà để ở, không được mua bán hàng hóa gì ở đó. Cửa hàng thì là để kinh doanh, không được ở đó.

Hãy nói về các thành phố ở Síp đi! Giữa Limassol và Paphos, Vicky thấy ở đâu dễ sống và kinh doanh hơn?

Mỗi vùng đều có những cái hay riêng.
Nếu để kinh doanh, kiếm tiền, câu trả lời sẽ là Limassol. Thành phố này có cảng biển lớn nhất ở Síp và các doanh nghiệp, các ngành nghề đều tập trung ở đây hết. Cuộc sống sôi động, nhộn nhịp hơn.
Còn nơi lý tưởng để sống với mình đó là Paphos. Môi trường sống rất yên bình, nhiều cảnh đẹp, đồ ăn ngon. Biển Lagoon đẹp lắm, nước trong vắt và xanh mát. Làng Analata cổ kính. Mọi thứ rất là thích.
Có nhiều người chọn sống ở Paphos nhưng làm việc ở Limassol, nhất là những người trẻ. Quãng đường di chuyển giữa hai thành phố chỉ khoảng 40 phút lái xe, trong khi đó ở đây tình trạng tắc đường chẳng bao giờ xảy ra.
Nicosia cũng rất thú vị. Vì là thủ đô nên tất cả các cơ quan hành chính đều tập trung hết ở đây. Nhưng nhiệt độ ở đây luôn cao hơn Paphos 5 độ.

Để định cư bên Síp được thuận lợi, theo Vicky cần chuẩn bị những gì trước?

Tài chính, ngoại ngữ và tâm lý là ba thứ cần phải chuẩn bị tốt để bắt đầu một cuộc sống mới thật suôn sẻ.
Tài chính là yếu tố quan trọng nhất vì trong năm năm đầu mình sẽ không được đi làm thuê. Cuộc sống sẽ gần như là chỉ ở nhà “enjoy” và đưa đón con đi học. Nếu có kinh doanh thì chắc chắn mình
cũng phải có nguồn tài chính đủ để theo đuổi nó. Rồi các khoản chi phí sinh hoạt của gia đình như ăn uống, đi lại, tiền học cho con cái…
Thứ hai là về ngôn ngữ. Ở Síp chủ yếu là nói tiếng Hy Lạp nhưng mình vẫn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh bình thường. Bạn đi siêu thị, nhà hàng hay đến những địa điểm công cộng, tiếng Anh không phải là rào cản quá lớn.
Thế nhưng khi cần gặp luật sư, hay đến cơ quan nhà nước làm các thủ tục hành chính lại cần có trình độ tiếng Anh cao hơn một chút để có thể hiểu các điều luật, văn bản quy định pháp luật.
Thực tế, cộng đồng người Việt ở Síp cũng đang rất hỗ trợ nhau rất nhiều. Nếu bạn cần người hỗ trợ sẽ có người đi cùng, không có vấn đề gì cả. Nhưng để chủ động, việc biết tiếng Anh sâu hơn một chút vẫn là điều nên có.
Thứ ba về tâm lý. Gần như ai cũng vậy thôi. Đến một môi trường mới, xa quê hương, xa người thân bạn bè sẽ khiến bạn cảm thấy chơi vơi, lạc lõng.
Cũng may là nhà mình cả hai anh em cùng sang nên cũng đỡ phần nào. Nhưng mình nghĩ, khi biết đến cộng đồng người Việt ở Síp rồi cảm giác đó sẽ qua nhanh thôi. Mọi người ở đây hay tổ chức các buổi giao lưu, ăn uống cùng nhau lắm. Thỉnh thoàng lại rủ nhau đi cắm trại vào thứ Bảy, Chủ nhật. Vui lắm, ai cũng thích đi chơi.

Đúng vậy. Có lần sang Síp công tác mình có cơ hội được tham gia cùng mọi người. Hôm đó nhà Vicky làm lẩu, các gia đình khác thì mang nem, bánh ngọt, thịt nướng.

Đúng vậy. Mỗi gia đình sẽ góp một món. Ví dụ nhà mình làm lẩu rồi thì gia đình khác sẽ làm món cá nướng, thịt nướng… để cùng chia sẻ với nhau.
Thực ra những buổi tụ tập ăn uống như vậy còn là cơ hội để mọi người chia sẻ, hỏi thăm về cuộc sống của nhau. Chẳng hạn như mình có đang gặp khó khăn gì không, hoặc có kinh nghiệm, tin tức gì mới thì chia sẻ để mọi người cùng nhau thảo luận, giúp đỡ.

Lần đầu tiên trong đời, cô được tận mắt nhìn thấy nước biển xanh và đẹp như thế. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh. Không khí trong lành. Cô đã chụp rất nhiều ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời này.

Người Síp có lối sống rất thư thả và thân thiện. Cô vào cửa hàng mua đồ, đợi mãi người ta mới thanh toán xong. Nếu ở Việt Nam, với khoảng thời gian đó người ta đã có thể tiếp được cả chục khách khác rồi đấy. Nhịp sống gấp gáp của mình ở Việt Nam tự nhiên được chậm lại một chút, có những khoảng lặng để tận hưởng cuộc sống. Rất là thích.

Cô cũng ghé vào chợ xem người ta bán rau củ quả, cá, thực phẩm các loại. Cô thấy giá cả rất rẻ và thực phẩm sạch. Với cô an toàn thực phẩm luôn là điều cần quan tâm hàng đầu.

Mà dân cư cũng không đông đúc lắm đâu. Nhất là giao thông, đường xá thông thoáng. Người dân rất ý thức khi tham gia giao thông. Người trong ngõ luôn quan sát trước khi ra đường chính để không gây ra tình trạng ùn tắc.

Chính những trải nghiệm tuyệt vời đó mà gia đình cô đã quyết định đầu tư luôn hai suất cho các con ngay trong chuyến đi đó.

Sau khi về Việt Nam, hai vợ chồng cũng có chút trăn trở vì số tiền đầu tư cũng không phải là nhỏ. Trong khi đó cô cũng đang có một vài hạng mục đầu tư ở Việt Nam, trong khi chuyến đi Síp này chỉ dự định là đi chơi thôi đấy. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, gia đình vẫn giữ nguyên quyết định đầu tư vì gia đình cô tin vào tiềm năng phát triển của đất nước này.

Cô cũng rất hài lòng với dịch vụ của BSOP. Các bạn rất nhiệt tình trong mọi việc, giúp cô hiểu về thủ tục đầu tư, bất động sản ở Síp và cũng đưa ra lựa chọn phù hợp nhu cầu. Nên gia đình cô đưa ra được các quyết định rất là nhanh./.