ĐƯỜNG THẲNG

đôi khi không phải là

CON ĐƯỜNG NHANH NHẤT

BS Magazine là series tổng hợp các câu chuyện thực tế, kiến thức liên quan trong lĩnh vực đầu tư, di trú của người Việt trên hành trình trở thành công dân toàn cầu.
Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng nên chúng tôi sẽ không đề cập đến tên thật của họ trong các bài viết thuộc series này.

Bài toán chúng tôi đưa ra cho BSOP là làm cách nào để chúng tôi được đi lại trong khu vực Schengen một cách thuận tiện nhất. Chúng tôi muốn có thẻ, hưởng an sinh xã hội của Đức nhưng không bị ràng buộc về việc ở lại đây. Ngoài ra, tháng 10 này con dâu bên Đức sinh em bé nên chúng tôi muốn hồ sơ xử lý càng nhanh càng tốt để chúng tôi sang đó dễ hơn, không phải mất thời gian xin visa như mọi lần nữa.

Image Description

eMagazine

BSOP
01

TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
LÀ MỘT KHOẢNG CÁCH RẤT XA

Tám năm trước, 2016, khi con trai vừa tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi đã đưa cháu sang Đức du học. Tại đây, chúng tôi đã gặp một số bạn bè cũ. Qua các câu chuyện họ kể, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về việc mở business tại đất nước này.

Thời điểm đó chúng tôi đang tập trung lo cho việc học của con nên cũng không dành nhiều thời gian để tìm hiểu thêm.

Một năm sau, con trai mời chúng tôi sang Đức chơi. Lúc đó hai vợ chồng đang còn trẻ, thích đi tham quan các nước và đặc biệt hơn là muốn xem con mình học tập ở bên đó như thế nào. Đây cũng là một cơ hội để chúng tôi quay trở lại Đức.

Chúng tôi chợt nhớ lại ý tưởng đầu tư ở Đức trước đây. Trước chuyến đi 3 tháng, chúng tôi tìm hiểu sơ bộ về các mô hình kinh doanh ở Đức và nghĩ sẽ mở một nhà hàng hoặc cái gì đó.

Bạn biết đấy, công việc ở Việt Nam của chúng tôi đang phát triển rất tốt. Chúng tôi đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực như giáo dục, nhà hàng - khách sạn, bất động sản…

Thông qua luật sư, chúng tôi biết giáo dục đang là một trong những ngành được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm. Có những cơ hội về thuế, về hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời chúng tôi cũng sẽ nhận được thẻ cư trú của Đức cho gia đình.

Hai tuần trước khi chuyến đi, chúng tôi đã ngồi lại với luật sư để trao đổi và chuẩn bị một số giấy tờ liên quan cho các ý tưởng kinh doanh của mình. Lúc này trong đầu vợ chồng tôi ngập tràn các ý tưởng kinh doanh bên Đức. Chúng tôi muốn vừa có thẻ xanh Đức, vừa sở hữu một ngôi trường tại Đức hoặc một trường học ở Việt Nam mang thương hiệu Đức.

Trong năm ngày ở Đức thăm con, chúng tôi đã dành tới ba ngày để làm việc với luật sư, chủ đầu tư trong ngành giáo dục, khách sạn và bất động sản để tìm hiểu về các điều khoản luật, danh mục hồ sơ cần chuẩn bị, chi phí đầu tư…

Sau khi thảo thuận xong, chúng tôi quyết định sẽ đầu tư vào giáo dục và tài sản. Nhưng sẽ tập trung mảng giáo dục hơn vì cả gia đình sẽ được cấp thẻ theo mô hình đầu tư này. Điều này rất thuận tiện trong việc đi lại và làm ăn kinh doanh cũng như là được hỗ trợ về thuế rất tốt ở bên Đức.

Chúng tôi đã đến khảo sát tại một trường dạy nghề, một trường cấp ba và một trường đào tạo tư nhân. Khi trao đổi về ý tưởng mua lại cổ phần hoặc có thể kết hợp đưa mô hình đào tạo về Việt Nam, mở rộng sang thị trường châu Á hoặc một số quốc gia khác, đối tác cũng rất ủng hộ. Họ cũng muốn phát triển thương hiệu của mình đến nhiều quốc gia hơn nữa.

Về đầu tư tài sản, đây là một phương án thú vị khi chúng tôi tối ưu được tài chính, chia sẻ được nguồn vốn từ Việt Nam qua thị trường nước ngoài. Chúng tôi quyết định đầu tư vào một số bất động sản nằm ở những vị trí tốt, có thể là các tòa nhà cũ hoặc tòa nhà văn phòng sau đó thì cho thuê hoặc kinh doanh.

Ba ngày làm việc với luật sư, chủ đầu tư đó thật sự đã mở mang cho chúng tôi rất nhiều thông tin và kiến thức giá trị về thị trường kinh doanh tại Đức.

Chúng tôi muốn vừa có thẻ xanh Đức, vừa sở hữu một ngôi trường tại Đức hoặc một trường học ở Việt Nam mang thương hiệu Đức.

eMagazine

BSOP
02

ĐƯỜNG THẲNG ĐÔI KHI KHÔNG PHẢI LÀ
CON ĐƯỜNG NHANH NHẤT

Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, tôi ngay lập tức gọi điện cho trợ lý để sắp xếp một cuộc họp về việc đầu tư ra nước ngoài. Ngoài thông tin từ phía luật sư ở Đức cung cấp, chúng tôi còn tìm hiểu qua một vài kênh khác nữa để đối chiếu và có những định hướng tốt hơn cho kế hoạch triển khai.

Tuy nhiên, hồ sơ pháp lý đầu tư vào Đức thực sự quá là phức tạp và việc khó nhất với chúng tôi là phải ở lại Đức 6 tháng trong một năm.

Vợ chồng tôi trước giờ không có ý định ở lại nước ngoài và điều kiện công việc cũng không cho phép. Chúng tôi chỉ muốn mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài và cho con cái sang Đức du học là chính. Vì thế mà chúng tôi quyết định gác lại ý tưởng này.

Khoảng tháng 8 năm 2022, có một số người bạn đã kể về chương trình mua nhà nhận thẻ ở châu Âu mà họ đã tham gia. Khi nghe chúng tôi nói về chuyện của mình thì họ đã nói về BSOP, và các chương trình đầu tư, nhận thẻ ở nước ngoài.

Thực tế ở thời điểm này, chúng tôi cũng đang lên kế hoạch cho hai con nhỏ sang Đức học sau 1 – 2 năm nữa. Nếu nhận được thẻ của Đức thì việc nhập học của các con cũng sẽ tốt hơn.

Liên hệ với BSOP, chúng tôi đặt ra bài toán cho các bạn là làm cách nào để chúng tôi được đi lại trong khu vực Schengen một cách thuận tiện nhất. Chúng tôi muốn có thẻ và được hưởng an sinh xã hội của Đức nhưng không bị ràng buộc về việc ở lại đây. Ngoài ra, tháng 10 này con dâu bên Đức sinh em bé nên hồ sơ xử lý càng nhanh càng tốt để chúng tôi có thẻ sang đó dễ hơn, không phải mất thời gian xin visa như mọi lần nữa.

Sau khi nói rõ nhu cầu và mục đích của mình, BSOP đã đưa ra ba phương án của ba quốc gia là Hungary, Đức và Caribe để chúng tôi tìm hiểu và lựa chọn.

Chương trình của Đức

Thực ra chúng tôi cũng đã tìm hiểu rất kỹ từ trước rồi. Chúng tôi có thể đáp ứng được khoảng 80% các yêu cầu. Cái khó nhất và thực sự chúng tôi không thể làm được đó là phải sang Đức ở bên đó.

Còn việc bỏ ra khoảng 700 triệu vào doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người Đức thì chúng tôi tự tin mình làm được. Mình có thể mở một nhà hàng hoặc mua một tòa nhà, rồi thuê người Đức làm việc, còn thu nhập thì để nộp thuế. Sau mình được hưởng an sinh xã hội của họ.

Background Image
Còn quốc tịch Caribe

Điểm mạnh là không yêu cầu ở, hộ chiếu được cấp trọn đời mà mức đầu tư chỉ khoảng 5 tỷ. Số tiền này là quyên góp, không phải tài sản mình được sở hữu. Coi như mình mua đứt luôn đó. Mình chấp nhận mất đi một số tiền như vậy để làm cho dễ và không phải ở lại cũng được.

Thế nhưng, khi nói chuyện với các bạn thì chúng tôi biết cuốn hộ chiếu này chỉ mang lại lợi ích về tự do đi lại, tức là miễn visa vào châu Âu và các nước khác thôi. Chúng tôi chỉ có thể vào Đức và được ở lại khoảng 3 tháng một lần và sau đó là phải xuất cảnh.

Trong khi đó, cũng Caribe không phải là nơi lý tưởng định cư. Đất nước không phát triển, khoảng cách lại khá xa, khoảng 30 – 40 giờ bay. Phương án này không phù hợp với tiêu chí của chúng tôi.

Với Hungary

Mức đầu tư khoảng 6 tỷ là vừa có thẻ vừa có bất động sản. Cái ưu điểm mà chúng tôi thấy là thời gian cấp thẻ nhanh, thủ tục đơn giản và có thể nhận thẻ rồi mới cần tiến hành mua bất động sản.

Quốc gia này có thể giải quyết bài toán về đi lại dễ dàng cho chúng tôi vì Hungary nằm trong Schengen nên khi có thẻ của Hungary chúng tôi có thể sang Đức (theo quy định trong Hiệp ước Schengen, công dân của các quốc gia thành viên được phép ở liên tục 180 ngày mỗi lần nhập cảnh tại nước thành viên – BSOP).

Sau đó BSOP gợi ý phương án cho chúng tôi, nếu tài chính sẵn sàng thì có thể đầu tư Hungary. Coi như là mua một cái nhà ở đây xong nhận thẻ. Sau đó, chúng tôi có thể sang Đức ở và chuẩn bị các cơ sở vật chất cho con cái đi học, cũng như cho các kế hoạch kinh doanh sau này. Còn nhà ở Hungary vẫn mang lại lợi nhuận từ việc cho thuê hàng tháng, hàng năm.

Theo đánh giá của các bạn, Hungary đang là chương trình chắc chắn nhất, đơn giản nhất và thời gian ra thẻ cũng nhanh nhất. BSOP cũng có nhiều khách hàng quan tâm Đức nhưng chọn đi đường vòng như này vì không đáp ứng được cái điều kiện phải liên tục ở 6 tháng.

Trong quá trình làm việc với việc BSOP, chúng tôi cũng đối chiếu lại thông tin các bạn cung cấp với luật sư để hiểu thật rõ bản chất và cũng là để đảm bảo khả năng thành công nữa.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định đầu tư Hungary với sự đồng hành của BSOP.

Việc chuẩn bị hồ sơ đầu tư vào Hungary thực sự đơn giản và nhanh gọn hơn chúng tôi nghĩ rất nhiều. BSOP đưa ra chi tiết các loại giấy tờ cần chuẩn bị cho từng giai đoạn. Chúng tôi cứ thế làm theo. Tính ra, khoảng 5 tháng là chúng tôi đã nhận được thẻ rồi.

Image
Image
Image
Image

Chúng tôi đã sang Hungary để thăm đất nước và mua bất động sản vào cuối tháng 11 năm ngoái. Thời điểm đó trời mưa ẩm và khá lạnh. Tuy nhiên, chúng tôi đã quen với kiểu thời tiết này mỗi lần sang Pháp du lịch rồi.

Vì trời mưa, chúng tôi không đi tham quan nhiều địa điểm. Buổi sáng đầu tiên ở Hungary chúng tôi đi ăn, uống cafe cùng với các bạn bên BSOP. Có đi rồi mới cảm nhận được không khí nhộn nhịp của thành phố du lịch sôi động như nào. Mới sáng sớm nhưng các nhà hàng, quán cafe ở Budapest đã đông nghịt người tấp nập ra vào, đa phần là khách du lịch.

Image

Sau đó, chúng tôi cũng đi đến một số quán ăn của người Việt thưởng thức món phở và nói chuyện với những người đang trực tiếp làm ăn ở đây. Họ rất cởi mở và thân thiện. Đồ ăn Việt Nam cũng khá là nhiều và đa dạng.

Mấy ngày tiếp theo, chúng tôi đi xem các bất động sản quanh Budapest của BSOP giới thiệu và xem một vài dự án khác do bạn bè của chúng tôi ở Hungary - trước họ cũng từng sống ở Đức – dẫn đi. Ở đây rất ít dự án xây mới, đa phần là đã qua sửa chữa nhưng chất lượng rất tốt.

Image

Căn hộ chúng tôi chọn mua có giá hơn 200 nghìn euro một chút. Căn hộ này là của một cặp vợ chồng trẻ, nhưng vì họ mới có con nhỏ nên muốn chuyển ra xa trung tâm một chút để có không gian cho con cái vui chơi.

Căn hộ nằm ở tầng hai, vừa mới được sửa lại, có một phòng ngủ và một phòng khách, hai mặt tiền: một mặt nhìn ra đường phố, mặt còn lại là nhìn ra công viên, không gian rất thoáng. Chúng tôi thích thiết kế của căn hộ này. Vậy là, chúng tôi đã có nhà ở Hungary.

eMagazine

BSOP
03

CHUYẾN ĐI CỦA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH...
CHỚP NHOÁNG

Trong chuyến đi này, chúng tôi đã được BSOP mời sang Síp chơi. Lúc đó, bạn Phương và Thao (Ban giám đốc BSOP) đang có chuyến công tác ở đó. Chúng tôi khá là bất ngờ và cũng tò mò vì chưa biết đây là quốc gia nào nên cũng đồng ý đi cho biết, coi như tiện thể đi du lịch luôn.

Từ Hungary sang Síp mất khoảng hơn 3 giờ bay. Ngay khi ra khỏi sân bay Síp, chúng tôi đã cảm nhận được một nguồn năng lượng rất tươi mới. Nắng dịu, gió nhẹ, trời trong xanh trái ngược hoàn toàn với Hungary. Thời tiết đang là mùa đông nhưng không lạnh như ở Hungary.

Đây là quốc gia khá là nhỏ và không có nhiều tòa nhà cao tầng, cây cối xanh tươi, nước biển trong vắt. Nhịp sống có cảm giác như rất chậm rãi, êm ả, có lẽ sẽ phù hợp với những ai muốn có cuộc sống dạng nghỉ dưỡng, hưởng thụ hơn.

Image

Tôi thấy ở Síp có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, đặc biệt là người Anh và người Nga. Người Việt ở đây không nhiều, chúng tôi cũng được gặp và ăn tối với một số anh chị đã chuyển sang đây sống.

Chúng tôi có khá nhiều quan điểm giống nhau khi nói về việc đầu tư, tương lại cho con cái sau này. Rất khác so với những người Việt mà chúng tôi đã từng gặp ở Đức và Pháp.

Chúng tôi cũng được BSOP mời đi ăn tối cùng với chủ đầu tư, đối tác bên Síp. Từ đây, chúng tôi mới biết Síp sắp gia nhập Schengen, bên cạnh đó là mỏ dầu vừa được phát hiện và đang lên kế hoạch khai thác. Chúng tôi nhìn thấy đất nước này có rất nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.

Chúng tôi cũng có tranh thủ đi tham quan một dự án biệt thự sân golf. Đến đó nhìn thấy quy mô của dự án, tiềm năng khai thác và tăng giá mà giá trị hiện tại đang rất rẻ. Song song đó, lại có thể nhận được thẻ xanh luôn. Thấy cơ hội là phải chớp ngay. Thế là chúng tôi lại mua thêm một cái nhà bên Síp, tính ra cũng rẻ hơn so với Việt Nam.

Image
Chúng tôi cũng rất trân trọng những cơ hội gặp gỡ và giao lưu mà BSOP đã chia sẻ trong chuyến đi vừa rồi.

Sau chuyến đi đó, chúng tôi cũng quay trở lại Hungary và Síp vài lần nữa rồi. Chúng tôi đã mua thêm một cửa hàng ở Hungary, dự kiến sẽ kinh doanh spa hoặc sửa chữa lại rồi cho thuê. Còn căn hộ mua lần trước, chúng tôi dùng để ở mỗi khi sang Hungary.

Ở Síp thì chúng tôi đã đưa hai con sang trải nghiệm cuộc sống, gặp gỡ giáo viên, và làm thủ tục nhập học tại trường Anh quốc ở Paphos. Chúng tôi cũng tìm cho hai con một giáo người Anh và một giáo viên người Việt – chính là khách hàng của BSOP đang định cư ở Síp để bổ túc cho con trong thời gian đầu.

Image

Lý do cho con sang Síp học thay vì Đức đó là vì, sau khi ở Síp về chúng tôi chỉ nghĩ đến quốc gia này. Một đất nước an toàn, gần như là không có các tệ nạn xã hội nào. Hầu hết mọi người đều biết nhau nên cũng dễ kết nối và hòa nhập hơn cho con. Cộng đồng nhà đầu tư Việt của BSOP ở đó thân thiện, hỗ trợ nhau rất nhiệt tình nên chúng tôi yên tâm hơn.

Tính đến thời điểm này, chúng tôi gần như là từ bỏ kế hoạch phát triển kinh doanh ở Đức để tập trung đầu tư tại Hungary và Síp.

Mọi chuyện đang diễn ra khá là nhanh và thuận lợi. Mặc dù bài toán ban đầu chúng tôi đưa ra chưa được giải quyết nhưng chúng tôi hài lòng với những kết quả đã có.

Hy vọng, chúng tôi sẽ tiếp tục được hợp tác với BSOP trong những cơ hội đầu tư mới, tại những đất nước mới./.