Trang chủ » Xu thế mới: Mở doanh nghiệp quốc tế hậu Covid-19
Xu thế mới: Mở doanh nghiệp quốc tế hậu Covid-19
07/07/2021
2020 – 2021 là giai đoạn bùng phát của đại dịch Covid mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Vậy có triển vọng gì cho ngành đầu tư quốc tế không? Và một giải pháp rất quan trọng được các ông trùm đầu tư ở Việt Nam ưa chuộng là mở doanh nghiệp quốc tế có còn hiệu quả không?
Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, tính lũy kế đến cuối năm 2019, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện ở 78 quốc gia/vùng lãnh thổ của cả năm châu, địa bàn lớn nhất là Lào, Nga, Campuchia, Venezuela, Myanmar,… và đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực chủ yếu như dầu khí chiếm 38,4%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 15,3%; viễn thông và công nghệ thông tin 12,8%; thủy điện 7,2%,… Bộ Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cũng ghi nhận, lợi nhuận và vốn chuyển về nước lũy kế đến nay khoảng 3 tỷ USD, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư đạt khoảng 363,4 triệu USD, số lao động đưa ra làm việc tại nước ngoài khoảng gần 10 nghìn người. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành một khối lượng tài sản đáng kể gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất ở nước ngoài với giá trị ước tính hàng tỷ USD. Ðây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài thời gian tới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ðáng lưu ý, hoạt động đầu tư ra nước ngoài năm 2019 hoàn toàn do khu vực kinh tế tư nhân thực hiện, không có dự án nào của doanh nghiệp nhà nước, trong đó xu hướng cá nhân đầu tư ra nước ngoài gia tăng. Ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn và công ty cổ phần trong nước đầu tư ra nước ngoài ở các nước phát triển nhằm mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu như Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, Thaco, T&T, Vinamilk, FPT,…
Còn thống kê từ đầu năm 2020 đến nay, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt 252,9 triệu USD, bằng 91,2% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 80 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 206,3 triệu USD, tăng 14,5%, và 17 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 46,6 triệu USD, bằng 47,9% so cùng kỳ.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự thay đổi trong xu hướng đầu tư ra nước ngoài, mở doanh nghiệp quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam những năm gần đây mang tính thị trường và phù hợp tổng thể của tiến trình tự do hóa đầu tư thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đầu tư mở doanh nghiệp quốc tế đã giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường, nguồn khách hàng, nguồn cung đầu vào, quan trọng hơn là tìm kiếm được một giải pháp đầu tư hiệu quả trong đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay.
Giải pháp 2 trong 1: Mở doanh nghiệp quốc tế tại các siêu cường quốc và nhận quyền lợi cư trú
Hiện nay có mốt số quốc gia châu Âu đang triển khai các chương trình đầu tư mở doanh nghiệp quốc tế tại nước họ để nhận thẻ cư trú cho đương đơn chỉnh và cả gia đình phụ thuộc theo từng trường hợp như sau:
Đức:Chương trình cư trú diện doanh nhân Đức (Germany’s Business Investor Residence Program) được quy định trong “Luật cư trú, Việc làm và Hội nhập của Công dân nước ngoài tại Cộng hòa Liên bang Đức” (Đạo luật Cư trú -AufenthG) cấp thẻ cư trú cho toàn bộ gia đình gồm vợ chồng và con cái khi nhà đầu tư mở và điều hành doanh nghiệp quốc tế tại đây với vốn điều lệ 25.000 EUR.
Pháp: Chương trình thẻ cư trú Pháp là chương trình cấp thẻ cư trú thông qua thành lập doanh nghiệp dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia ngoài khối EU. Nhà đầu tư được yêu cầu đầu tư từ 300,000 EUR trở lên để mở doanh nghiệp quốc tế tại Pháp.
Dư địa và tiềm năng thị trường quốc tế còn rất lớn, quan trọng nhất đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài mở doanh nghiệp quốc tế chính phủ cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện nhiều hơn cho doanh nghiệp tư nhân dễ dàng đầu tư nguồn lực ra nước ngoài để chuyển lợi nhuận về nước. Về phía các doanh nghiệp, anh chị cũng cần có năng lực quản trị, khả năng nắm bắt thị trường và dòng tiền đủ mạnh, cũng như có sự chuẩn bị tốt để vượt qua những “rào cản” nếu có trên quá trình đầu tư của mình.
Những thông tin đó sẽ được các chuyên gia, luật sư quốc tế của Đức, Pháp, Bồ Đào Nha – những đối tác lâu năm của BSOP trực tiếp giải đáp trong BSOP SUMMER EXPO 06: “XU THẾ MỞ DOANH NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI ĐÓN ĐẦU LÀN SÓNG BÙNG NỔ KINH TẾ HẬU COVID-19”.
Hãy đăng ký trực tiếp với các chuyên viên của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tham dự những chương trình rất giá trị về đầu tư quốc tế:
Trong chuyến công du chính thức đầu tiên tới Brussels của mình, tân thủ tướng Dritan Abazović - người vừa nhậm chức 3 tuần trước - đã xác nhận chương trình đầu tư quốc tịch Montenegro chắc chắn sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.
Sáng 21/05/2022, event "Sức nóng thị trường đầu tư quốc tế với người Việt" do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, đưa đến cho các nhà đầu tư tham dự chương trình nhiều thông tin "nóng hổi" về thị trường đầu tư định cư quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động BSOP event được tổ chức dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận và đánh giá phản hồi từ quý nhà đầu tư với các chương trình định cư được BSOP triển khai.
Nhân ngày Lễ Quốc khánh mùng 02/09, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Sơn (BSOP) trân trọng thông báo đến Qúy nhà đầu tư và Đối tác lịch nghỉ lễ như sau:
Tháng 6 và 7 vừa qua, những người đứng đầu các quốc gia chống dịch tốt tại châu Âu đã nhiều hoạt động thú vị trong kỳ nghỉ hè sau Covid-19. Đa số dành thời gian bên gia đình, bạn bè tại dinh thự nổi tiếng hay những bãi biển tuyệt đẹp.
Nhờ Covid-19, nhiều thành phố nổi tiếng ở châu Âu nhận ra rằng họ thật sự cần những du khách "sang, xịn" chứ không phải chạy theo số lượng như lâu nay. Đây là lợi ích bất ngờ từ đại dịch, dường như đang "cải cách" nhận thức và tư duy hoạt động của toàn ngành du lịch nơi đây.
Henley & Partners vừa cập nhật Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất toàn cầu mới nhất của quý 3 năm 2021. Đứng đầu bảng là Nhật Bản và xếp cuối cùng là Afghanistan, và chiếm đa số trong top 10 vẫn là hộ chiếu các quốc gia châu Âu.
EU cho biết hơn 200 triệu người trưởng thành, tương đương hơn 55% dân số, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới hiện nay. Con số đầy ấn tượng này thậm chí đã vượt qua cả Mỹ về tỷ lệ dân số được tiêm chủng, châu Âu đang đến gần miễn dịch cộng đồng hơn bao giờ hết.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]