0989 13 6666

Cuộc chiến Ukraina và những tác động không ngờ đến thị trường đầu tư định cư

09/04/2022

Bài phân tích của Tiến sĩ kinh tế Andres Solimano, cựu cố vấn khu vực Mỹ La tinh và Caribbean của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc, cho thấy bức tranh toàn cảnh những tác động của cuộc chiến Ukraina đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có thị trường đầu tư định cư.

Cuộc đổ quân của Nga vào Ukraina hồi tháng 2/2022, kéo theo đó là cuộc chiến tranh nổ ra đã gây ra những thiệt hại lớn về người và của cho cả 2 phía. Những diễn biến này cũng gây ra các tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội toàn cầu, vốn đã bị “rung chuyển” vì đại dịch COVID-19. Cuộc xung đột mới này đến vào lúc các quốc gia trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, đang bắt đầu hồi phục sau các tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Trong năm 2022, theo các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD, cuộc chiến và những lệnh trừng phạt kinh tế đi theo nó sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm từ 0,5 đến 1%, do sự gia tăng đứt gãy các chuỗi cung ứng, căng thẳng thương mại, và những sự hỗn loạn về kinh tế. Tình hình đặc biệt khó khăn đối với Ukraina – nước được dự đoán sẽ sụt giảm 25-30% GDP trong năm nay nếu cuộc chiến còn kéo dài.

Phía bên kia chiến tuyến, Nga cũng sẽ phải chịu những thiệt hại lớn về kinh tế, với mức sụt giảm GDP được dự báo là từ 10-15%, do tác động của các lệnh trừng phạt, sự sụt giảm giá trị của đồng ruble, làn sóng rút khỏi Nga của các công ty nước ngoài, và cuộc tháo chạy khỏi đất nước của một bộ phần tầng lớp trí thức trẻ. Thêm vào đó, lạm phát toàn cầu cũng đang tăng cao. Ở Mỹ lạm phát được dự đoán là 7% trong năm 2022. Tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới, áp lực từ lạm phát lên nền kinh tế cũng ngày một trở nên rõ ràng.

6 “cú sốc” mà cuộc chiến Nga-Ukraina gây ra cho kinh tế & xã hội toàn cầu:

1. Giá nhiên liệu tăng cao, đặc biệt là dầu mỏ và than đá.

2. Giá thực phẩm tăng cao, đặc biệt là những sản phẩm bị tác động bởi giá của lúa mì, ngô và phân bón.

3. Những bất ổn về kinh tế gây ra bởi lệnh cấm các ngân hàng Nga tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và lệnh đóng băng gần 2/3 tài sản của ngân hàng trung ương Nga tại các tổ chức tài chính ở các nước phương tây.

4. Lãi suất ngân hàng trên đà tăng cao do chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, nhằm giảm lượng cung tiền, từ đó kiềm chế làm phát, bên cạnh những rủi ro cao hơn về mặt tài chính.

5. Một cuộc khủng hoảng tị nạn cực lớn với dòng người bỏ chạy khỏi Ukraina lên tới 3,5 triệu chỉ trong vài tuần lễ. Điểm đến của phần lớn họ là các nước Tây Âu.

6. Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước châu Âu. Tiêu biểu như Đức, với tuyên bố gói ngân sách nâng cấp trang bị quốc phòng trị giá lên tới 100 tỷ Euro. Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có những động thái tương tự.

Hậu quả của những “cú sốc” trên và các chính sách nhằm đối phó với chúng có thể rất nghiêm trọng và khó đoán trước được. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng 2 cuộc khủng hoảng giá dầu vào những năm 1970 đã dẫn tới phong trào cách mạng hồi giáo tại Iran và khiến cả khu vực Trung Đông bất ổn. Hay như cuộc khủng hoảng giá lương thực vào giai đoạn 2007-2010 được cho là một những nhân tố chính dẫn tới phong trào “mùa xuân Ả rập” tại Bắc Phi vào năm 2011.

Dòng người tị nạn từ Ukraina sẽ khiến các nước Tây Âu phải gia tăng chi tiêu về nhà ở, giáo dục, và tạo công ăn việc làm cho họ, trong bối cảnh ngân sách nhiều nước đang phải chịu các áp lực của việc tăng chi tiêu quốc phòng. Hệ quả là họ sẽ phải tính đến các phương án tăng thuế hoặc vay tiền nước ngoài.

Về kinh tế, cũng đừng quên việc tăng lãi suất đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ La tinh, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines vào những năm 1980. Với tình thế của Nga hiện nay, họ có thể tiến sát tới bờ vực vỡ nợ nước ngoài. Lần cuối cùng điều này xảy ra là từ đầu năm 1918, sau Cách mạng tháng mười.

Tất cả những diễn biến tiêu cực trên sẽ có thể ảnh hưởng thế nào đến thị trường đầu tư định cư?

Ba khả năng có thể xảy ra là:

1. Nhu cầu đầu tư định cư nhiều khả năng sẽ tăng mạng, trong bối cảnh các rủi ro về địa chính trị, kinh tế, an ninh tăng mạnh cùng với cuộc chiến. Vì vậy khả năng sinh sống và làm việc tại những đất nước ổn định hơn về kinh tế và an ninh sẽ được nhiều nhà đầu tư khao khát và kiếm tìm.

2. Cùng lúc, lệnh cấm công dân Nga nộp hồ sơ vào các chương trình định cư và quốc tịch tại nhiều quốc gia (nhiều nước thuộc EU và các quốc gia vùng Caribbean) sẽ giảm nguồn cung các giải pháp đầu tư định cư, tác động đến công dân ở các quốc gia mà nhu cầu với loại hình đầu tư này đang tăng mạnh.

3. Các chương trình đầu tư định cư sẽ không còn được đánh giá cao bởi các tổ chức liên quốc gia lớn, như Liên minh châu Âu. Trên thực tế rất nhiều đề xuất đã được đưa ra nhằm hạn chế đáng kể phạm vi của các chương trình này, mặc dù việc quyền cấp thẻ định cư hay quốc tịch vẫn nằm hoàn toàn trong tay các quốc gia.

Nhà đầu tư quan tâm tới các chương trình đầu tư định cư quốc tế, vui lòng liên hệ ngay với BSOP để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

Đánh giá bài viết

Tin tức cùng chuyên mục

18/04/2025

Recap Talkshow: Trải nghiệm thực tế khảo sát đầu tư ...

Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động kinh tế - chính trị khó lường, xu hướng “đa dạng hóa rủi ro” và dịch chuyển tài sản ra khỏi biên giới quốc gia đang trở thành giải pháp phổ biến của giới đầu tư toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư Việt, đây không chỉ là cách để bảo vệ tài sản, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai toàn cầu cho cả gia đình.

16/04/2025

EU Strategy – Giải pháp toàn diện chinh phục thị ...

Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.

14/04/2025

Mời tham dự Talkshow Online: Trải nghiệm thực tế khảo ...

“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.

12/04/2025

Bồ Đào Nha – Cửa ngõ chiến lược cho nhà ...

Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.

11/04/2025

Recap Talkshow: Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – ...

Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.

10/04/2025

Mừng đại lễ 30/4 và 1/5: Nhận ngay quà tặng ...

Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.

08/04/2025

Cú sốc thuế 46%: Đâu là hướng đi cho doanh ...

Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?

Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]