Trang chủ » Thổ Nhĩ Kỳ nâng yêu cầu đầu tư quốc tịch qua BĐS lên 400.000 USD từ tháng 6/2022
Thổ Nhĩ Kỳ nâng yêu cầu đầu tư quốc tịch qua BĐS lên 400.000 USD từ tháng 6/2022
16/05/2022
Chương trình đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chính thức nâng mức vốn tối thiểu với hình thức đầu tư qua bất động sản (BĐS), sau hơn 1 tháng được giới thiệu dưới dạng dự thảo.
Như BSOP đã đưa tin, vào ngày 13/04/2022, nội các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định đưa ra một đạo luật nhằm nâng mức đầu tư BĐS tối thiểu yêu cầu với chương trình đầu tư quốc tịch nước này từ 250.000 USD lên 400.000 USD.
Đến nay, sau hơn 1 tháng, đạo luật trên đã được công bố trên trang web alomaliye.com – trang thông tin điện tử chính thức về các thay đổi trong chính sách & pháp luật của Thổ Nhĩ Kỳ, đi kèm với thời hạn chính thức có hiệu lực là từ ngày 13/06/2022.
Bên cạnh thông tin đã được dự đoán trước trên, bản thông báo còn kèm theo một chi tiết bất ngờ, đó là một hạng mục đầu tư mới vốn không có trong các nội dung sửa đổi được nhắc đến tháng trước.
Cụ thể, từ ngày 13/06/2022, các nhà đầu tư sẽ có thể tham gia chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ nếu đóng góp ít nhất 500.000 USD hoặc ngoại tệ khác ở mức quy đổi tương đương vào hệ thống quỹ hưu trí tư nhân và giữ khoản đầu tư trong 3 năm.
Bình luận về thông tin trên, ông Taymour Polding, đối tác quản trị tại chương trình đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây là diễn biến được dự đoán từ lâu, trước cả động thái của Chính phủ nước này vào tháng trước. Theo ông Polding, thông tin này cũng đóng vai trò kích cầu thị trường, khiến cho nhiều khách hàng phải sớm “xuống tiền” trước khi quy định mới có hiệu lực.
“Tuyên bố trên đã dẫn tới một làn sóng các nhà đầu tư “vào phút chót”, những người trước đó đã chần chừ đắn đo rất lâu về việc có đầu tư hay không.
Hiện vẫn còn cơ hội, dù là rất nhỏ, cho các nhà đầu tư để có thể hoàn thành kế hoạch của mình trước thời hạn chót được đưa ra. Tuy nhiên họ sẽ phải đưa ra các quyết định nhanh chóng và quyết đoán”, ông Polding chia sẻ.
Các lựa chọn đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và yêu cầu cụ thể kể từ ngày 13/06/2022
+ Hình thức 1: Đầu tư BĐS giá trị tối thiểu 400.000 USD và giữ trong vòng 3 năm.
+ Hình thức 2: Đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào các công cụ đầu tư của chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước hoặc quỹ đầu tư bất động sản hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 3 năm.
+ Hình thức 3: Thành lập/mua lại công ty với tối thiểu 50 nhân viên là người Thổ Nhĩ Kỳ và duy trì hoạt động trong ít nhất 3 năm.
+ Hình thức 4: Đầu tư mức vốn cố định ít nhất 500.000 USD vào hoạt động sản xuất được phê duyệt bởi chính phủ.
+ Hình thức 5: Đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào hệ thống hưu trí cá nhân và giữ vốn trong hệ thống ít nhất 3 năm.
Nhà đầu tư quan tâm tới chương trình đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ & các chương trình đầu tư khác, vui lòng liên hệ ngay với BSOP theo hotline 0904 966 797 để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại toàn cầu, mới đây Mỹ đã quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước không khỏi lo lắng. Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định này? Những ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nặng nề? Và đâu là lối đi cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầy biến động?
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]