Trang chủ » Đầu tư thẻ xanh đảo Síp: Cập nhật mới nhất 2023
Đầu tư thẻ xanh đảo Síp: Cập nhật mới nhất 2023
12/05/2023
Chương trình nhận thẻ xanh đảo Síp đã có một số thay đổi đáng chú ý, nhằm vừa đáp ứng được xu thế chung của toàn châu Âu, vừa đảm bảo tính hấp dẫn của chương trình trong mắt các nhà đầu tư.
Yêu cầu của chương trình thẻ xanh vĩnh viễn đảo Síp sau các cập nhật mới nhất
Từ ngày 02/05/2023, chương trình đầu tư thẻ xanh vĩnh viễn đảo Síp theo lựa chọn fast track sẽ có các yêu cầu cụ thể như sau:
– Đối tượng người phụ thuộc mới nhất được quy định gồm: vợ/chồng của đương đơn chính, con chưa thành niên dưới 18 tuổi, con đã thành niên đến 25 tuổi đang là sinh viên phụ thuộc vào tài chính của đương đơn chính.
– Đầu tư từ 300.000 EUR trở lên với bất động sản nhà ở, cùng với xác nhận đã thanh toán ít nhất 300.000 EUR + VAT cho Chủ đầu tư (không phụ thuộc ngày hoàn thành bất động sản). Nhà đầu tư có thể được mua nhiều nhất 2 bất động sản dạng nhà ở hoặc căn hộ mới cho mục đích này.
– Nguồn tiền mua bất động sản đến từ tài khoản ngân hàng cá nhân ngoài Síp của đương đơn chính hoặc vợ/chồng của đương đơn chính, với điều kiện vợ/chồng của đương đơn chính là người phụ thuộc trong cùng hồ sơ.
– Đương đơn chính phải chứng minh thu nhập hàng năm từ 50.000 EUR cho bản thân từ quốc gia ngoài Síp. Với mỗi thành viên phụ thuộc cần chứng minh tăng thêm như sau: 15.000 EURO cho vợ/chồng của đương đơn chính; 10.000 EUR cho con cái phụ thuộc. Có thể gộp chung thu nhập của đương đơn chính và vợ/chồng khi cùng nộp hồ sơ.
– Thu nhập hàng năm trên chứng minh thông qua tờ khai thuế thu nhập của Nhà đầu tư tại quốc gia được họ tuyên bố là cư dân nộp thuế. Việc kê khai thu nhập cần có các bằng chứng liên quan tùy theo từng trường hợp cụ thể & nguồn gốc của thu nhập đã kê khai, bao gồm giấy xác nhận từ ngân hàng bên ngoài Síp liên quan đến tiền lãi tiết kiệm, hợp đồng thuê đối với tiền thuê từ bất động sản, giấy chứng nhận tiền lương hàng năm từ người sử dụng lao động có liên quan, giấy chứng nhận nhận cổ tức từ các khoản đầu tư,…
– Tất cả người nộp hồ sơ trên 18 tuổi cần phải cung cấp Lý lịch tư pháp trong sạch (được cấp không quá 6 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ) tại quốc gia sinh ra và quốc gia hiện đang cư trú.
– Tất cả người nộp đơn cần cung cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế bao gồm chăm sóc nội trú và ngoại trú.
– Bất động sản được sử dụng là khoản đầu tư để nộp hồ sơ và được tuyên bố là nơi thường trú cần có đủ số phòng ngủ để đáp ứng nhu cầu của Đương đơn chính và tất cả người phụ thuộc trong hồ sơ. Trong trường hợp bất động sản đầu tư không đáp ứng được yêu cầu này, thì cần có thêm chỗ ở cho các thành viên bằng cách: hoặc nộp Chứng thư quyền sở hữu, Hợp đồng mua bán hoặc Hợp đồng cho thuê cho chỗ ở bổ sung này.
– Yêu cầu cư trú 1 ngày/2 năm.
Tại sao Chính phủ Síp lại thực hiện những thay đổi này?
Sau giai đoạn dài chịu tác động của đại dịch COVID-19, nối tiếp theo đó là cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraina, các chính phủ tại châu Âu ngày càng quan ngại hơn về vấn đề an ninh quốc gia, an ninh tại đường biên giới giữa các quốc gia. Đặc biệt với các quốc gia thuộc khối Schengen, nơi họ mở cửa đường biên giới cho người dân các nước thành viên được qua lại thoải mái.
Xu thế này khiến các chương trình đầu tư di trú bị “đưa vào tầm ngắn”, bị nhiều chính trị gia và nhà lập pháp quy kết như một trong những mối đe dọa cho nền an ninh của Liên minh châu Âu. Chính vì vậy trong 2 năm qua, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đã liên tục gây sức ép, đòi các nước thành viên phải ngừng các chương trình đầu tư quốc tịch và di trú.
Hệ quả là gần như toàn bộ các chương trình đầu tư quốc tịch châu Âu đã phải đóng cửa. Trong khi đó số lượng các chương trình đầu tư di trú còn lại cũng không nhiều và liên tục đứng trước sức ép “thay đổi để tồn tại”.
Chính vì vậy, các thay đổi mới này của Chính phủ Síp với chương trình đầu tư thẻ Xanh Síp vĩnh viễn là điều tất yếu phải xảy ra. Chúng giúp cho quá trình sàng lọc hồ sơ, lựa chọn nhà đầu tư xứng đáng tham gia chương trình được thực hiện một cách chặt chẽ, chuẩn xác, hiệu quả hơn.
Mục tiêu sau cùng không gì khác nhằm giúp chương trình của Síp ghi điểm trong mắt các nhà lập pháp của châu Âu như một trong những chương trình đầu tư minh bạch nhất, an toàn nhất. Đây là điều kiện quan trọng để chương trình có thể được tiếp tục duy trì lâu dài trong tương lai.
Các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề kinh doanh tại Síp, chương trình đầu tư định cư Síp, vui lòng liên hệ ngay với hotline của BSOP để nhận được sự tư vấn đầy đủ & cập nhật nhất!
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại toàn cầu, mới đây Mỹ đã quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước không khỏi lo lắng. Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định này? Những ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nặng nề? Và đâu là lối đi cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầy biến động?
Mỹ bất ngờ áp thuế nhập khẩu lên tới 46% với hàng hóa Việt Nam – một cú sốc khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại. Thế nhưng, trong thách thức luôn tiềm ẩn cơ hội. Giống như cách người Nhật thả cá mập nhỏ vào bể để giữ cá luôn tươi sống, cú đánh thuế này có thể chính là “con cá mập nhỏ” khiến doanh nghiệp Việt phải vận động, thức tỉnh và chủ động vươn ra toàn cầu.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về info@bsop.vn