Cách đây 100 năm, châu Âu cũng trải qua một thời kỳ khủng hoảng, sự xuất hiện của một loại virus không thể điều trị khiến hàng ngàn người chết mỗi ngày. Sự kiện đang nói đến ở đây là dịch "Cúm Tây Ban Nha" năm 1918.
Đã có hơn 50 triệu người tử vong trên toàn thế giới bởi đại dịch “Cúm Tây Ban Nha”. Vào thời kỳ đỉnh điểm, chỉ tính riêng ở Paris, dịch đã giết chết 1.200 người mỗi tuần. Đây là một trong những đại dịch khiến nhiều người tử vong nhất trong lịch sử.
Tại thời điểm đó, không có sự phối hợp nào về đại dịch giữa Mỹ hoặc các đồng minh châu Âu vì họ “bận” chiến đấu với Đức. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhân viên y tế trên toàn thế giới đã tràn ngập bởi đại dịch, một lần nữa, giống như chúng ta đang thấy ngày hôm nay.
“Cúm Tây Ban Nha” được đặt tên như vậy bởi lần đầu tiên được xác định ở Tây Ban Nha, tuy nhiên, căn bệnh lại thực chất bắt nguồn từ các trại quân đội Pháp. Dịch cúm có khả năng bắt đầu từ tháng 3/1918 tại một căn cứ quân đội ở Kansas – những người lính được huy động đến châu Âu trong Thế chiến I đã khiến virus lan rộng hơn. Nhà hát Majestic ở Chillicothe đã được sử dụng làm nhà xác tạm thời – theo Ohio History Connection.
Vào mùa thu năm 1918, Ủy viên Y tế Công cộng Dayton AO Peters đã đóng cửa các trường học, nhà hát, nhà thờ, đài phun nước soda, phòng hồ bơi và quán rượu, yêu cầu người bệnh cách ly và khuyên mọi người tránh xa đám đông.
Cách đây 102 năm về trước, những người châu Âu đã phải vật lộn để có được những tin tức đáng tin cậy. Tạp chí Y khoa Anh nói rằng, đó là bởi chính quyền ở Anh đã sử dụng đạo luật bảo vệ vương quốc để ngăn mọi người nói về dịch cúm Tây Ban Nha càng lâu càng tốt vì nó được coi là mối đe dọa đối với tinh thần, nhất là khi đất nước đang trong thời chiến.
Cũng giống như COVID-19, không có vắc-xin tồn tại, vì vậy, các cơ quan y tế công cộng phải sử dụng các biện pháp đóng cửa, kiểm dịch, vệ sinh, khử trùng và cách ly xã hội để chống lại sự lây lan.
Vào thời điểm đó, Thống đốc bang Ohio James M. Cox – người sáng lập tờ báo Daily Daily đã quyết định cho phép các khu vực pháp lý địa phương xác định cần đóng cửa những hoạt động gì để đảm bảo tránh được sự lây lan của dịch bệnh. Vào ngày 10/10/1918, Mr.Cox và nhóm của ông đã đề nghị các cơ quan y tế địa phương đóng cửa toàn bộ các hoạt động công cộng.
Cách phòng ngừa tốt nhất tại thời điểm này được biết đến đó là cách ly hoàn toàn người bệnh. Sử dụng kèm theo các mặt nạ gạc tẩm hóa chất khử trùng, thuốc sát trùng họng và rửa mũi,… Đến cuối năm 1918, căn bệnh đã giảm dần.
Những gì chúng ta có thể học được từ các đại dịch trong quá khứ
Có thể, chính vì người Mỹ và châu Âu họ có niềm tin mãnh liệt vào khoa học, cũng có thể do các biện pháp đánh lạc hướng xã hội của các quốc gia để tránh sự hoang mang cho người dân,… nên Covid-19 ở thời điểm đầu được nhận thức chỉ là một căn bệnh cúm thông thường. Chiến lược này như một “con dao hai lưỡi” đúng ở thời điểm này, sai ở thời điểm khác. Và lần này có vẻ đã sai, là một trong những nguyên nhân khiến cho dịch bệnh bùng phát nhanh chóng tại các khu vực này.
Dịch bệnh đã xuất hiện từ khi xuất hiện nền văn minh. Trong lịch sử, cư dân thành thị sống trong điều kiện đông đúc và chưa được quy hoạch vấn đề vệ sinh. Họ phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm ở quy mô lớn, họ sống gần gũi với động vật nên đã tạo điều kiện cho sự lây lan các dịch bệnh từ động vật, từ động vật sang người.
Ngoài việc phải chịu đựng nhưng đại dịch liên tục, người châu Âu cũng phải đối mặt với bệnh sởi, thủy đậu, đậu mùa,… – những căn bệnh giết chết hàng triệu người trong nhiều thế kỷ.
Hiểu rõ về lây truyền, chú ý vấn đề vệ sinh, nghiên cứu ra các loại vắc-xin,… đã giúp loại bỏ một số bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử. Đối với virus cúm, chỉ cần tiêm phòng cúm hàng năm để chống lại các chủng mới. Vì vậy, kể từ năm 2010, tỷ lệ tử vong do cúm hàng năm ở châu Âu đã giảm đi rất nhiều.
Đại dịch cúm xảy ra định kỳ trong thế kỷ XX, đáng chú ý nhất là cúm châu Á năm 1957, cúm Hồng Kông năm 1968 và dịch SARS năm 2003. Các đại dịch trong quá khứ cung cấp những bài học quý giá. Đầu tiên, trong tất cả các khả năng, COVID-19 sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng như các đại dịch ở thế kỷ XX. Tiếp theo nữa, dịch bệnh sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, thậm chí, có những dịch bệnh chỉ diễn ra trong vài tháng.
So với trước đây, chúng ta có nhiều kiến thức và nguồn lực hơn để phát hiện sớm căn bệnh và điều trị. Đặc biệt, bằng chứng đáng chú ý cho thấy, Covid-19 có thể chữa được, không gây tử vong nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là người khỏe mạnh dưới 60 tuổi.
Để chiến thắng được dịch bệnh, không chỉ cần một nền y tế phát triển, không chỉ là chính sách quốc gia hợp lý,… mà cần sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố. Việt Nam thắng những bước đầu tiên không phải vì hệ thống y tế của Việt Nam mạnh nhất, kinh tế Việt Nam phát triển nhất. Bởi Việt Nam đã đi thận trọng, xử lý nhanh chóng ngay từ khi mới phát hiện những ca bệnh đầu tiên. Chiến thắng này là chiến thắng từ quyết định của chính quyền và nỗ lực hợp tác của cả một cộng đồng.
Vì vậy, ngay cả những quốc gia đã vỡ trận, họ hẳn đã có sẵn những kịch bản để xử lý, khắc phục khủng hoảng sau đại dịch. Có thể sẽ có một quốc gia nào đó phát hiện ra vắc-xin ngăn ngừa dịch, cũng có thể, sau vài tháng nữa, dịch bệnh sẽ tự kết thúc,… Quan trọng nhất chúng ta cần lạc quan, tin vào chính quyền và có ý thức tự giác bảo vệ bản thân, cộng đồng.
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666