0989 13 6666

Các nền kinh tế lớn đã làm thế nào để đối phó với Coronavirus?

01/04/2020

Cororavirus là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà lãnh đạo thế giới đang được khuyến khích đưa ra những phản ứng tài chính mạnh mẽ và phối hợp với nhau để bảo vệ các doanh nghiệp và người dân.

kinh te doi pho voi coronavirus

Hiện nay, mặc dù còn thiếu sự đồng bộ hóa ở châu Âu khi đối phó với căn bệnh, nhưng EU đã triển khai chương trình chi tiết 200 tỷ EURO, bằng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội của khối để hỗ trợ các thành viên.

Các quốc gia đang triển khai một số biện pháp:

– Cho vay nhà nước hoặc bảo lãnh tín dụng cho các công ty: Đức, Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha, US
– Trợ cấp thu nhập cho người lao động bị ảnh hưởng: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ
– Trì hoãn thuế: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh
– Bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh
– Gia hạn thời gian trả nợ: Ý, Anh, Tây Ban Nha

Các quốc gia khác hỗ trợ người dân trực tiếp bằng tiền, ví dụ như kế hoạch của Hồng Kong trả 10.000 đô la Hồng Kong cho mỗi người dân. Tuy nhiên, ở châu Âu, một số nhà kinh tế nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để kích thích một gói tài chính lớn do nhiều nước thành viên EU đang thực hiện chính sách đóng cửa với hàng triệu người không thể ra ngoài và chi tiêu.

Các Bộ trường tài chính Eurozone cho biết, họ đồng ý với các biện pháp tài chính chống khủng hoảng với trị giá 2% GDP cho đến năm hết năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế, cộng với các cơ sở thanh khoản ít nhất 13% GDP, bao gồm các chương trình miễn giảm thuế, gia hạn trả nợ,…

Đức 

Chính phủ Đức đang thông qua ngân sách khẩn cấp vào năm 2020, bao gồm kế hoạch chi trả 50 tỷ EUR cung cấp tại trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và những người làm chủ mất quyền vay ngân hàng. Các công ty có tối đa 5 nhân viên sẽ đủ điều kiện nhận thanh toán một lần là 9.000 EUR trong 03 tháng. Những công ty có tối đa 10 nhân viên sẽ nhận 15.000 EUR.

Berlin cũng đang thiết lập một quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ EUR để tái cấp vốn cho các công ty lớn hơn 250 nhân viên gặp khó khăn do đại dịch. Ngoài ra, Berlin cũng đang mở rộng chương trình tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh khác để giúp các công ty gặp khủng hoảng, cho phép họ trì hoãn hàng tỷ EUR trong các khoản thanh toán thuế.

Chính phủ cũng đang mở rộng một chương trình trợ cấp của nhà nước để bồi thường cho những người lao động phải tạm thời nghỉ việc do doanh nghiệp gặp khủng hoàng do dịch.

Pháp

Tổng thống Pháp – Emmanuel Macron đã hứa hỗ trợ ngân sách không giới hạn cho các công ty và nhân viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Coronavirus, số tiền tiêu tốn sẽ lên đến 45 tỷ EUR.

Sáng kiến này được đưa ra để trả lương cho công nhân tạm thời bị sa thải bởi các doanh nghiệp đang bị khủng hoảng. Ngoài ra, việc trì hoãn thuế doanh nghiệp và các khoản thanh toán hỗ trợ cho người lao động dự kiến sẽ nằm trong danh mục được ưu tiên hàng đầu tại Pháp.

Các động thái khác bao gồm giải cứu các công ty cổ phần nhà nước, cho phép các công ty trả chậm thuế và các khoản thanh toán an ninh xã hội, ốm đau,…

Một khoản thanh toán trị giá 300 tỷ Euro cũng sẽ được bảo lãnh để đảm bảo khoản vay ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Nước Ý

Roberto Gualtieri – bộ trưởng kinh tế của Ý đã hứa rằng, sẽ không ai bị bỏ lại một mình khi Rome bắt đầu phân phối tiền từ gói giải cứu tài chính lên tới 25 tỷ EUR. Các biện pháp chính là cung cấp 1,15 tỷ EUR cho hệ thống y tế Ý và 1,5 tỷ EUR cho cơ quan bảo vệ dân sự chịu trách nhiệm tổ chức phản ứng với dịch.

Các biện pháp dự kiến sẽ bao gồm thanh toán một lần 500 EUR mỗi người cho người tự làm chủ, hỗ trợ cho các công ty trả các khoản thanh toán dự phòng cho nhân viên của họ.

Gói giải cứu tài chính cũng sẽ hỗ trợ cho các gia đình ở Ý có con ở nhà, tài xế taxi và nhân viên bưu điện đang vẫn tiếp tục phải làm việc để cung cấp các dịch vụ khẩn cấp trong thời gian dịch.

Tây Ban Nha

Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố việc huy động nguồn lực lớn để chống lại tác động kinh tế do coronavirus gây ra. Theo đó, chính phủ sẽ chi ra 100 tỷ EUR bả lãnh cho nhà nước và cho doanh nghiệp, đảm bảo tính thanh khoản, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ.

Các cam kết của chính phủ cũng sẽ lên tới 17 tỷ EUR. Toàn bộ gói, bao gồm tiền tư nhân được kích hoạt bởi các khoản bao lãnh cho vay sẽ lên tới 200 tỷ EUR. Nghị định cũng đưa ra việc, ưu tiên đình chỉ công việc hơn là nghỉ việc, giữ lại tất cả lợi ích của họ. Một số khoản thanh toán an ninh xã hội sẽ bị đình chỉ và sẽ có 600 triệu EUR giúp cho những người đang bị phụ thuộc vào các dịch vụ xã hội.

Cộng hòa Síp

Cộng hòa Síp cũng đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Biện pháp đáng kể nhất là đình chỉ trả góp các ngân hàng trong 9 tháng, cấp bảo lãnh nhà nước lên tới 2 tỷ Euro cho các ngân hàng để xử lý các khoản vay lãi suất thấp. Đồng thời, dự luật cũng khấu trừ thuế và lãi bổ sung VAT cho một số loại hình thuế nhất định đến hết tháng 4 với điều kiện người nộp thuế có nộp tờ khai thuế.

Anh

Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Thư ký ngoại giao, Thư ký y tế và Thư ký văn phòng nội các sẽ giám sát phản ứng kinh tế của Anh. Thủ tướng nói rằng, sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế của quốc gia.

Sau ba gói hỗ trợ kinh tế với quy mô ngày càng tăng, chính phủ đã chuyển sang chính sách bảo vệ nền kinh tế với tổng chi phí không giới hạn.

London đã thiết lập một chương trình duy trì việc làm, tất cả các công ty sẽ được bồi thường toàn bộ chi phí việc làm lên tới 80% hóa đơn tiền lương cho người lao động.

US-Mỹ

Chính quyền và Quốc hội Trump đã đồng ý kích hoạt gói trị giá 2 triệu USD để giúp Mỹ đối phó với dịch. Gói này bao gồm hỗ trợ thu nhập 1.200 USD cho một người lớn và 500 USD cho một trẻ em.

Kích hoạt khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ trị giá 376 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp nhỏ đối phó với việc mất doanh thu ngay lập tức khi khủng hoảng xảy ra.

Luật pháp cung cấp 454 tỷ USD tài trợ cho các cơ sở cho vay do Cục Dự trữ Liên bang quản lý với sự đồng ý của Kho bạc, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo được nguồn vốn.

Pháp luật cũng trợ giúp 58 tỷ USD cho lĩnh vực hàng không thông qua khoản vay và trợ cấp. Dành 17 tỷ USD để giúp các công ty đang duy trì an ninh mạng quốc gia.

Châu Âu 

Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) tuyên bố sẽ nhanh chóng huy động một cơ sở tài trợ có thể lên tới 40 tỷ euro cho các doanh nghiệp Síp và châu Âu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Khoản tài trợ được hỗ trợ bởi các bảo lãnh từ Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và ngân sách Liên minh Châu Âu.

Bên cạnh các giải pháp chung hỗ trợ cho các quốc gia thành viên, mỗi quốc gia cũng có những biện pháp riêng nhằm khắc phục nền kinh tế quốc gia sau khủng hoảng do dịch. Thời điểm này cả thế giới đang trải qua khó khăn chung nhưng với những biện pháp kịp thời, chúng ta có thể hy vọng, kinh tế và xã hội nhanh chóng phục hồi trong thời gian tới.

BSOP sẽ cập nhật thông tin biện pháp các quốc gia tại bsop.com.vn.

Đánh giá bài viết

Tin tức cùng chuyên mục

23/05/2022

Event “SỨC NÓNG THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VỚI ...

Sáng 21/05/2022, event "Sức nóng thị trường đầu tư quốc tế với người Việt" do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, đưa đến cho các nhà đầu tư tham dự chương trình nhiều thông tin "nóng hổi" về thị trường đầu tư định cư quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động BSOP event được tổ chức dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận và đánh giá phản hồi từ quý nhà đầu tư với các chương trình định cư được BSOP triển khai.

25/08/2021

Các nguyên thủ châu Âu trong kỷ nghỉ hè sau ...

Tháng 6 và 7 vừa qua, những người đứng đầu các quốc gia chống dịch tốt tại châu Âu đã nhiều hoạt động thú vị trong kỳ nghỉ hè sau Covid-19. Đa số dành thời gian bên gia đình, bạn bè tại dinh thự nổi tiếng hay những bãi biển tuyệt đẹp.

21/08/2021

Du lịch châu Âu hưởng lợi bất ngờ từ Covid-19

Nhờ Covid-19, nhiều thành phố nổi tiếng ở châu Âu nhận ra rằng họ thật sự cần những du khách "sang, xịn" chứ không phải chạy theo số lượng như lâu nay. Đây là lợi ích bất ngờ từ đại dịch, dường như đang "cải cách" nhận thức và tư duy hoạt động của toàn ngành du lịch nơi đây.

19/08/2021

Xếp hạng 25 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới ...

Henley & Partners vừa cập nhật Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất toàn cầu mới nhất của quý 3 năm 2021. Đứng đầu bảng là Nhật Bản và xếp cuối cùng là Afghanistan, và chiếm đa số trong top 10 vẫn là hộ chiếu các quốc gia châu Âu.

13/08/2021

Hơn 60% người trưởng thành ở châu Âu hoàn thành ...

EU cho biết hơn 200 triệu người trưởng thành, tương đương hơn 55% dân số, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới hiện nay. Con số đầy ấn tượng này thậm chí đã vượt qua cả Mỹ về tỷ lệ dân số được tiêm chủng, châu Âu đang đến gần miễn dịch cộng đồng hơn bao giờ hết.

Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]