Trang chủ » Các tỷ phú thế giới thờ ơ với thẻ vàng Mỹ – 5 triệu USD
Các tỷ phú thế giới thờ ơ với thẻ vàng Mỹ – 5 triệu USD
11/03/2025
Tạp chí Forbes đã phỏng vấn 18 tỷ phú đến từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi để đánh giá mức độ quan tâm của họ với chương trình này. Kết quả cho thấy, 13/18 tỷ phú (tương đương gần 75%) hoàn toàn không có ý định mua, ba người còn đang cân nhắc, trong khi chỉ có hai tỷ phú thực sự quan tâm.
Ngày 25/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch bán “thẻ vàng” trị giá 5 triệu USD, cho phép người sở hữu được cư trú vĩnh viễn và làm việc tại Hoa Kỳ. Ông Trump kỳ vọng chương trình này sẽ thu hút giới siêu giàu toàn cầu và giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
“Những người giàu sẽ đến nước chúng ta bằng cách mua thẻ này,” ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng, đồng thời cho biết kế hoạch có thể triển khai trong vòng hai tuần tới. Ông tin rằng, nếu bán được một triệu thẻ, chính phủ Mỹ có thể thu về tới 5 nghìn tỷ USD.
Giới siêu giàu có quan tâm tấm Thẻ vàng 5 triệu USD?
Tạp chí Forbes đã phỏng vấn 18 tỷ phú đến từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi để đánh giá mức độ quan tâm của họ với chương trình này. Kết quả cho thấy, 13/18 tỷ phú (tương đương gần 75%) hoàn toàn không có ý định mua, ba người còn đang cân nhắc, trong khi chỉ có hai tỷ phú thực sự quan tâm.
“Nếu bạn là tỷ phú, bạn không cần chương trình này,” một tỷ phú Canada nhận định. Một tỷ phú châu Âu cũng đồng tình: “Những ai có ý tưởng kinh doanh có thể thực hiện ngay với chi phí rất rẻ, vậy tại sao phải chi tới 5 triệu USD?” Trong khi đó, một tỷ phú Nga bày tỏ sự hoài nghi: “Tôi không hiểu ai sẽ sẵn sàng trả số tiền này.”
Thực tế, nhiều tỷ phú không cần đến Mỹ vẫn có thể đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Tôi không phải đến Mỹ để đầu tư vào Mỹ,” một doanh nhân Canada nhấn mạnh. Bên cạnh đó, nhiều tỷ phú cũng không muốn thay đổi quốc tịch, bởi họ đã xây dựng doanh nghiệp và gắn bó với quê hương trong thời gian dài. “Tôi không muốn trở thành công dân của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Ấn Độ, đặc biệt là trong thế kỷ này,” Abhay Soi, Chủ tịch chuỗi bệnh viện lớn thứ hai tại Ấn Độ, chia sẻ. Ông là một trong bảy tỷ phú Ấn Độ được Forbes thăm dò ý kiến , tất cả đều cho biết họ không quan tâm đến thẻ vàng.
Rào cản thuế và những lựa chọn khác
Một trong những lý do lớn khiến giới siêu giàu e ngại là chính sách thuế của Mỹ. Theo luật hiện hành, công dân Mỹ phải chịu thuế thu nhập trên toàn cầu, dù họ sinh sống ở bất kỳ đâu. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều tỷ phú không muốn sở hữu quốc tịch Mỹ.
Ông Trump tuyên bố rằng những người sở hữu “thẻ vàng” sẽ không phải đóng thuế cho thu nhập bên ngoài nước Mỹ, có khả năng mang lại cho họ một khoản giảm thuế lớn mà những người sở hữu thị thực khác hoặc thậm chí là công dân Hoa Kỳ không được hưởng. Tuy nhiên, chi tiết về chương trình này chưa được công bố, và chưa rõ liệu ông Trump có thể thực hiện chính sách này mà không cần Quốc hội phê chuẩn hay không. Bốn tỷ phú bày tỏ lo ngại rằng nếu chương trình đi kèm với nghĩa vụ thuế toàn cầu, họ chắc chắn sẽ không tham gia.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng có những con đường khác để trở thành công dân Mỹ mà không cần bỏ ra 5 triệu USD, chẳng hạn như thị thực dành cho người có năng lực đặc biệt hoặc đầu tư theo chương trình EB-5. “Nếu đây là cách duy nhất để có quốc tịch Mỹ và tất cả các hình thức khác bị loại bỏ, khi đó chương trình này mới thực sự có ý nghĩa,” một tỷ phú Nga nhận xét.
Liệu có ai quan tâm?
Dù đa số giới siêu giàu không mặn mà, vẫn có một số tỷ phú bày tỏ sự quan tâm đến chương trình này, bao gồm một doanh nhân Trung Đông, hai tỷ phú châu Âu và hai tỷ phú châu Phi.
“Sáng kiến của Tổng thống Trump có vẻ là một ý tưởng táo bạo với nhiều tiềm năng,” Mohammed Dewji, tỷ phú Tanzania đang sinh sống tại Dubai, nhận xét. “Nếu được triển khai một cách cẩn trọng và đi kèm với các khung pháp lý hợp lý, chương trình này có thể giúp xây dựng một cộng đồng quốc tế sôi động như những gì tôi thấy tại Dubai—một trung tâm toàn cầu về đổi mới, hình thành vốn và hợp tác xuyên biên giới.”
Hiện tại, chương trình “thẻ vàng” của ông Trump vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, từ quy trình thực hiện đến tính hợp pháp và mức độ khả thi. Trong khi đó, phản hồi từ giới tài phiệt toàn cầu cho thấy, với họ, tiền không phải là vấn đề – nhưng giá trị mà tấm thẻ này mang lại mới là điều đáng để cân nhắc.
Nhà đầu tư quan tâm đến chủ đề này hãy đăng ký tham dự sự kiện của chúng tôi vào 14:00 thứ Tư ngày 12/03/2025 tại Hà Nội hoặc xem trực tuyến qua ZoomMeeting.
📅 Địa điểm:
– Hà Nội: Văn phòng BSOP – Tầng 2, Tòa nhà AP, 87 Trần Thái Tông, Cầu Giấy
– Các khu vực khác: Trực tuyến qua Zoom
Hãy đăng ký ngay với BSOP theo hotline 0904 966 797 – 098 913 6666 để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia di trú hàng đầu.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại toàn cầu, mới đây Mỹ đã quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước không khỏi lo lắng. Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định này? Những ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nặng nề? Và đâu là lối đi cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầy biến động?
Mỹ bất ngờ áp thuế nhập khẩu lên tới 46% với hàng hóa Việt Nam – một cú sốc khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại. Thế nhưng, trong thách thức luôn tiềm ẩn cơ hội. Giống như cách người Nhật thả cá mập nhỏ vào bể để giữ cá luôn tươi sống, cú đánh thuế này có thể chính là “con cá mập nhỏ” khiến doanh nghiệp Việt phải vận động, thức tỉnh và chủ động vươn ra toàn cầu.
Bồ Đào Nha, một trong những điểm đến phổ biến cho các nhà đầu tư quốc tế, đang tiến hành nỗ lực đáng kể để giải quyết hồ sơ đang chờ xử lý hồ sơ Golden Visa.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]