Trang chủ » Kinh tế Malta dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất châu Âu
Kinh tế Malta dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất châu Âu
27/09/2019
Theo Ủy ban châu Âu, nền kinh tế của Malta dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong số các nước Châu Âu trong năm nay và năm tới.
Nền kinh tế Malta được dự báo sẽ tăng 5,3% so với mức trung bình 1,2% trong khu vực đồng Euro. Hungary và Ba Lan xếp ngay sau Malta với dự báo tăng trưởng 4,4%.
Tăng trưởng của Malta trong năm tới được dự đoán là 4.8%.
Dự báo tăng trưởng cho khu vực đồng Euro năm 2020 sẽ giảm nhẹ xuống còn 1.4%. Dự báo GDP cho khu vực EU vẫn không thay đổi, ở mức 1.4% trong năm 2019 và 1.6% vào năm 2020.
“Tất cả các nền kinh tế các quốc gia EU vẫn sẽ tăng trưởng trong năm nay và năm tới, thậm chí sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung và Đông Âu – ngược lại với sự suy giảm ở Đức và Ý”, phó chủ tịch khối EU Valdis Dombrovskis chia sẻ.
Theo Brussels, Đức và Ý sẽ có mức tăng trưởng thấp nhất trong khu vực đồng Euro vào năm 2019, cụ thể 0.1% với Ý và 0.5% với Đức.
Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu vẫn hy vọng một sự tăng trưởng đáng kể của Đức vào năm 2020, với mức tăng nhảy vọt lên 1.4%.
Trong báo cáo quốc gia về Malta, Ủy ban Châu Âu nhận thấy rằng nền kinh tế của quốc gia này đã tăng 6.7% trong năm 2018, đây là năm thứ 5 liên tiếp GDP thực tế đã tăng hơn 5%. Sự thay đổi theo hướng phát triển nhanh, hướng dịch vụ quốc tế là yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công kinh tế của Malta trong những năm gần đây.
Nhu cầu trong nước là yếu tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, thị trường việc làm phát triển sôi động cũng góp phần thúc đẩy thu nhập của nhiều hộ gia đình, dẫn đến mức tiêu dùng tư nhân cao kỷ lục.
Trong quý I/2019, nhu cầu trong nước phát triển bởi tiêu dùng và đầu tư công, trong khi mức tăng trưởng tiêu dùng tư nhân giảm nhẹ. Đồng thời, xuất khẩu ròng giảm do tăng trưởng nhập khẩu mạnh mẽ.
Niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở trên mức trung bình, nhưng nhìn chung đã bắt đầu giảm xuống vào tháng 3, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.
Trong khi đà tăng trưởng dự kiến sẽ duy trì vững chắc, tăng trưởng GDP được dự báo sẽ ở mức vừa phải trong năm 2019 và tăng lên 5.3% và 4.8% năm 2020, do tăng trưởng tiêu dùng tư nhân dần dần giảm đi – điều này cũng phản ánh tốc độ tạo việc làm.
Chi tiêu công dự kiến sẽ tăng nhanh hơn tiêu dùng tư nhân, vì Chính phủ sẽ sử dụng tài chính đã tích lũy trong những năm gần đây.
Lĩnh vực đầu tư dự kiến vẫn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, được hỗ trợ bởi các dự án cơ sở hạ tầng và y tế. Nhìn chung, tăng trưởng nhập khẩu được mong đợi sẽ tăng song song với tăng trưởng đầu tư, thu hẹp thặng dư tài khoản vãng lai.
Sau khi đạt 1,7% vào năm 2018, tình hình lạm phát đã được giảm bớt trong những tháng đầu năm 2019, sau đó lại tăng trở lại vào tháng 4, do giá lương thực tăng.
Giá cả dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm và sau đó sẽ giảm nhẹ, đẩy lạm phát lên 1,8% vào năm 2019 và 1,9% vào năm 2020.
BSOP chính thức giới thiệu “Portugal of Everything” (PoE) – Bộ giải pháp tích hợp đầu tư, tích sản, phát triển doanh nghiệp, và nhận thẻ cư trú, quốc tịch Bồ Đào Nha. PoE mở ra cơ hội giúp nhà đầu tư Việt mở rộng không gian sống, tối ưu tài sản và từng bước dễ dàng trở thành công dân châu Âu.
Gần đây, cộng đồng đầu tư đang xôn xao trước thông tin về một chương trình đầu tư định cư Mỹ mới mang tên Gold Card. Hiện chính quyền Donal Trump đã giao cho Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) – do các kỹ sư của tỷ phú Elon Musk dẫn dắt – xây dựng hệ thống bán Gold Card trị giá 5 triệu USD cho mỗi suất.
Chuyển nhượng công ty xuất nhập khẩu tại Hannover, Đức, đã có giấy phép kinh doanh và số EORI. Cơ hội sở hữu doanh nghiệp tại châu Âu với mức đầu tư chỉ 5.000 EUR. Hỗ trợ chuyển giao vận hành.
Ngày 24/04/2025, sự kiện cuối cùng trong chuỗi Talkshow Online “Nguy cơ chiến tranh thương mại – Nhà đầu tư, doanh nhân Việt cần làm gì?” do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công, thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nhân, nhà đầu tư trong nước.
Thành lập doanh nghiệp tại châu Âu không chỉ mở rộng cơ hội kinh doanh quốc tế mà còn là “chìa khóa” đưa cả gia đình nhà đầu tư tiếp cận với quyền cư trú, quyền công dân tại các quốc gia EU. Đó là một chiến lược “2 trong 1” bao gồm phát triển thị trường quốc tế song song với việc đảm bảo quyền lợi giáo dục, y tế, phúc lợi cho cả gia đình – trong khi nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục sinh sống và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động kinh tế - chính trị khó lường, xu hướng “đa dạng hóa rủi ro” và dịch chuyển tài sản ra khỏi biên giới quốc gia đang trở thành giải pháp phổ biến của giới đầu tư toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư Việt, đây không chỉ là cách để bảo vệ tài sản, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai toàn cầu cho cả gia đình.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
Hoa Kỳ từ lâu đã được coi là miền đất hứa với vô vàn cơ hội về giáo dục, việc làm và cuộc sống chất lượng cao. Hàng năm, hàng triệu người trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều người Việt Nam, mong muốn được đặt chân đến đất nước này để học tập, làm việc, đoàn tụ gia đình hoặc sinh sống lâu dài. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà người xin visa phải đối mặt là tìm ra con đường dễ dàng nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình để đến Mỹ.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]