Trang chủ » Phản ứng với COVID-19, tại sao có sự khác biệt giữa châu Âu và các quốc gia châu Á?
Phản ứng với COVID-19, tại sao có sự khác biệt giữa châu Âu và các quốc gia châu Á?
27/03/2020
Các đại dịch xảy ra đã đặt ra một gánh nặng lớn cho các cá nhân, xã hội, đặt hệ thống chăm sóc sức khỏe luôn ở trạng thái căng thẳng. Ngoài các tác động xã hội quan trọng, Covid-19 cũng là một cú sốc kinh tế lớn đối với EU. Tuy nhiên, châu Âu sẽ đoàn kết và phối hợp đưa ra các giải pháp để giải quyết những khủng hoảng hậu đại dịch.
Cuộc khủng hoảng virus COVID-19 là một trường hợp khẩn cấp chưa từng có về sức khỏe. Nó đại diện điển hình cho đe dọa ở cấp độ toàn cầu, với tác động mạnh mẽ đến châu Âu.
Trung Quốc dường như đã vượt qua COVID-19 (ít nhất, không còn có nhiều người bị nhiễm). Hàn Quốc có lẽ là một ví dụ tốt nhất về cách xử lý đại dịch. Hàn Quốc đã thực hiện cách ly các trường hợp nghiêm ngặt, số ca nhiệm SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc có nhiều khả năng sẽ duy trì dưới 10 nghìn.
Số ca nhiễm ở châu Âu đã vượt qua Trung Quốc, trong khi dân số Trung Quốc gấp 3 lần châu Âu. Số người chết tính riêng ở Ý cũng đã vượt qua cả Trung Quốc và vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy dịch bệnh đã lên đến đỉnh điểm ở châu Âu, chưa nói đến việc ổn định. Dù vậy, không có nhiều bằng chứng thực nghiệm để lập luận rằng, sự cai trị độc đoán có hiệu quả hơn hoặc phù hợp hơn để chống lại đại dịch toàn cầu hơn là một nền dân chủ tự do.
Chắc chắn sẽ có nhiều lời giải thích cho việc số ca nhiễm ở châu Âu tăng nhanh đến như vậy. Nhiều người đổ lỗi cho chính quyền phản ứng chậm, đổ lỗi cho y tế của họ,… Tuy nhiên, cũng giống như Ebola, SARS hay Zika, châu Âu cho rằng, COVID-19 cũng sẽ là một cuộc khủng hoảng lan rộng và sẽ biến mất cục bộ hoặc ít nhất sẽ chỉ tồn tại ở một số địa phương. Vì vậy, trong khi các quốc gia như Hàn Quốc hay Đài Loan đã rơi vào tình trạng khủng hoảng thì các nước châu Âu đã không có sự phản ứng thật sự.
Ngoài ra, nhiều nhà phân tích chỉ ra sự khác biệt về lối sống giữa Trung Quốc (hay người phương Đông nói chung) và châu Âu. Họ cho rằng, người châu Âu là những người theo chủ nghĩa tự do nhiều hơn, trong khi đó, các quốc gia phương Đông lại hướng đến cộng đồng, kỷ luật và có sự phân cấp. Do đó, khoảng cách xã hội hay tự cách ly dễ áp đặt ở châu Á hơn là so với châu Âu.
Bên cạnh đó, các hành động của Ủy ban châu Âu cũng phải dựa trên các giá trị: nhân phẩm, tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp quyền và nhân quyền – được quy định trong các Hiệp ước EU, Hiến chương EU về các quyền cơ bản và Trụ cột của các quyền xã hội. Vì vậy, quá trình Ủy ban châu Âu đang cố gắng cân bằng mọi thứ trước khi quyết định cũng tạo ra một khoảng thời gian cho dịch bệnh lây lan.
Bỏ qua việc phân tích ai đúng, ai sai, trước tác động đối với kinh tế và tài chính, các quốc gia sẽ đưa ra các chính sách phản ứng nhanh để thực hiện chung các mục tiêu. Ủy ban sẽ phối hợp chặt chẽ với Nghị viên châu Âu, Hội đồng, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và các quốc gia thành viên để thực hiện các biện pháp nhanh chóng, cùng hỗ trợ các thành viên giải quyết các hậu quả kinh tế.
– Đảm bảo vật tư cần thiết để chống và điều trị đại dịch
– Đảm bảo người lao động châu Âu được hỗ trợ về thu nhập
– Đảm bảo giảm thiểu thua lỗ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ cần thiết và thanh khoản tài chính
– Hỗ trợ xuất khẩu các thiết bị bảo vệ cá nhân như kính bảo vệ, găng tay, quần áo bảo hộ và thuốc men,…
– Ủy ban đang thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ thiết bị bảo vệ trên khắp châu Âu
– Áp dụng pháp lý đối với các quốc gia không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc Ủy ban châu Âu đưa ra.
Để tạo điều kiện cứu trợ ngay lập tức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng, ngân sách EU sẽ triển khai các công cụ hiện có để hỗ trợ họ thanh khoản, bổ sung các biện pháp.
– 1 tỷ EUR sẽ được cung cấp tư ngân sách EU như một sự đảm bảo cho châu Âu.
– Quỹ đầu tư (EIF) trong những tuần tới sẽ hỗ trợ khoảng 8 tỷ EUR tài trợ vốn lưu đọng và giúp đỡ ít nhất 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu.
Áp lực lên ngành du lịch EU chưa từng có, khu vực sẽ phải đối mặt với việc khách du lịch quốc tế sẽ giảm đáng kể. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành cũng bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm chung về du lịch và kinh doanh…
Các biện pháp cụ thể sẽ được thực hiện để giảm bớt áp lực việc làm ở châu Âu. Các quốc gia thành viên cho phép giảm thời gian làm việc và hỗ trợ thêm thu nhập cho người lao động. EU sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia thành viên để giảm bớt tác động đối với người lao động, hỗ trợ ngăn chặn tối đa và giải quyết thất nghiệp thông qua quỹ EU.
Trách nhiệm chính của các quốc gia thành viên EU là thực hiện các biện pháp y tế phù hợp trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Trong đó, mục tiêu chính vẫn là bảo vệ sức khỏe và đời sống con người.
BSOP sẽ liên tục cập nhật thông tin các quốc gia đến với các nhà đầu tư.
Chính phủ Hungary vừa có thông báo chính thức về việc loại bỏ lựa chọn đầu tư bất động sản trực tiếp trị giá 500.000 EUR khỏi chương trình Guest Investor Program, hay còn được biết đến là Golden Visa.
Ngày 19/12/2024, Quốc Hội Tây Ban Nha đã chính thức thông qua đạo luật mới mang tên “The Law for the Efficiency of Public Justice Service” (tạm dịch: Luật Hiệu quả của Dịch vụ Tư pháp Công) (“Đạo Luật”). Đây là một cột mốc quan trọng, dự kiến sẽ dẫn đến việc chấm dứt Golden Visa.
Malta vừa công bố những thay đổi quan trọng về Chương trình Thẻ Xanh (MPRP), tăng mức đầu tư, chi phí chính phủ, giới hạn tuổi phụ thuộc của con cái... có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Từ ngày 01/01/2025, Tây Ban Nha sẽ dừng cấp giấy phép cư trú thông qua chương trình Golden Visa – một quyết định nhằm giảm thiểu tác động của đầu tư nước ngoài lên giá nhà ở và các vấn đề kinh tế liên quan.
Ngày 29/10/2024 đánh dấu một bước tiến quan trọng của chương trình Golden Visa Hungary khi quỹ đầu tư đầu tiên chính thức được cấp phép, cho phép các nhà đầu tư bắt đầu quá trình đầu tư nhận thẻ cư trú lâu dài tại Hungary.
Khi mùa đông đến, nhiều người tìm kiếm những nơi có thể tận hưởng ánh nắng ấm áp để thoát khỏi cái lạnh giá. Nếu bạn đang muốn khám phá các điểm đến châu Âu vào mùa đông mà vẫn ngập tràn ánh nắng, thì dưới đây là những lựa chọn hoàn hảo.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và nhu cầu gia tăng tài sản quốc tế, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã chọn Bồ Đào Nha làm điểm đến hấp dẫn cho các khoản đầu tư kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với những ai muốn tối ưu hóa lợi nhuận từ các khoản đầu tư này là vấn đề thuế.
Từ ngày 01/09/2024, chương trình Golden Visa Hy Lạp đã chính thức nâng mức đầu tư, tạo ra những thay đổi quan trọng cho các nhà đầu tư đang mong muốn sở hữu thẻ cư trú châu Âu. Nhưng đừng lo lắng, nếu bạn hiểu đúng chính sách và biết cách tối ưu chi phí, cơ hội vẫn rất rộng mở.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]