Có một tin tốt cho việc thúc đẩy tăng trưởng và công bằng giới tính trong nền kinh tế toàn cầu khi hàng tỷ phụ nữ sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế. Nhiều dự đoán cho rằng việc trao quyền cho phụ nữ trong nền kinh tế thế giới có thể giúp tăng GDP toàn cầu thêm 28 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
1. Cơ hội cho phụ nữ trong nền kinh tế toàn cầu
Suốt 30 năm qua, thương mại là một trong những trụ cột thiết yếu nhất của cộng đồng toàn cầu – tạo ra việc làm, phát triển đời sống, truyền bá công nghệ và ý tưởng, thúc đẩy năng suất, mở rộng sự lựa chọn của người tiêu dùng và tạo lập thành chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Tuy nhiên, thương mại phải đối mặt với một số nguy cơ nghiêm trọng đến từ chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng địa chính trị với minh chứng là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Tình hình này sẽ được cải thiện khi có phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế toàn cầu. Giảm bớt các rào cản mà nữ doanh nhân phải đối mặt, đồng thời giúp họ kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và hòa nhập. Đặt phụ nữ vào trung tâm của quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu sẽ là bước tiến quan trọng trên chặng đường hiện thực hóa mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ, trẻ em gái.
Chúng ta đã đạt được một số tiến bộ trong việc gia tăng hiện diện của phụ nữ trong nền kinh tế toàn cầu, trực tiếp hoặc là một phần của chuỗi cung ứng. Ngoài con số dự đoán đóng góp của phụ nữ có thể tăng GDP toàn cầu vào năm 2025 (thêm 28 nghìn tỷ USD), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng việc giảm 25% khoảng cách về giới cũng tăng GDP toàn cầu thêm 5,8 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Nền kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 30% thu nhập bình quân đầu người cho một thế hệ nếu sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động tăng từ 57,7% lên 66,2%.
Tuy nhiên phụ nữ thường thiếu khả năng tiếp cận thông tin, tài chính và công nghệ, cùng hệ thống cơ chế chưa phù hợp để phân phối cơ hội công việc như nam giới. Phần lớn nữ doanh nhân hiện nay điều hành các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) (hơn 30%) và chỉ 1/5 nhà xuất khẩu lớn trên thế giới là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Thực tế này đòi hỏi phải có nhiều biện pháp thiết thực nhằm gia tăng cơ hội cho phụ nữ trong nền kinh tế toàn cầu.
2. Nỗ lực khẳng định vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế toàn cầu
Thông qua sáng kiến SheTrades, Trung tâm Thương mại Thế giới làm việc với một loạt các đối tác trên khắp thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ với mục tiêu kết nối 3 triệu phụ nữ với thị trường vào năm 2021.
Tại Việt Nam, lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm tỷ lệ cao, 49%, nhưng tiềm năng vẫn chưa được phát huy tối đa do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những nguyên nhân khác. Vì vậy, nếu muốn thấy nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng, tất cả quốc gia phải đồng lòng ban hành chính sách trong nước và cải cách cơ cấu để trao quyền cho phụ nữ và các MSME nhiều hơn, tạo ra nhiều lợi ích mới và làm tươi sáng bức tranh kinh tế thế giới.
3. BSOP đóng góp cùng sự phát triển của phụ nữ trong nền kinh tế toàn cầu
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, BSOP kính chúc quý khách hàng nữ, quý đối tác nữ, tập thể cán bộ nhân viên nữ của công ty sức khoẻ, ngày càng xinh đẹp và thành công trong sự nghiệp.
Tin vào năng lực của phụ nữ, trao cơ hội cho phụ nữ bằng những chính sách cởi mở, chương trình sáng tạo, BSOP nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các tổ chức xã hội sẽ giúp nữ giới luôn là những bông hoa ngày càng tỏa sáng, sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc cách mạng 4.0, phát huy toàn diện vai trò và khả năng của mình.
WEBSITE: bsop.com.vn
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666