Chuyển nhượng công ty xuất nhập khẩu tại Đức – ...
Chuyển nhượng công ty xuất nhập khẩu tại Hannover, Đức, đã có giấy phép kinh doanh và số EORI. Cơ hội sở hữu doanh nghiệp tại châu Âu với mức đầu tư chỉ 5.000 EUR. Hỗ trợ chuyển giao vận hành.
11/04/2025
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Mục lục bài viết
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trích dẫn một số nội dung đáng chú ý được các chuyên gia chia sẻ:
Mở đầu talkshow, ông Lưu Minh Ngọc sử dụng hình ảnh “con cá mập nhỏ” – được ông chia sẻ trong một bài viết trên VnExpress – để mô tả mức thuế 46% để mô tả chính sách thuế 46% như một thách thức buộc doanh nghiệp phải vận động không ngừng để tồn tại. Ông kể câu chuyện về ngư dân Nhật Bản thả cá mập nhỏ vào khoang cá để giữ cá tươi, từ đó khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam coi đây là cơ hội tái cấu trúc, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường mới thay vì co cụm để đối phó
Theo ông Ngọc, việc Mỹ đưa ra mức thuế này không đơn thuần chỉ xuất phát từ thâm hụt thương mại mà còn là một phần trong chiến lược địa chính trị của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Việt Nam, với vai trò trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ, bị Mỹ nhận định là nơi “đội lốt” hàng hóa Trung Quốc để né thuế.
Dù Mỹ đã thông báo tạm hoãn áp thuế 90 ngày và giảm xuống 10%, ông Ngọc cho rằng đây chỉ là “khoảng lặng chiến lược”. Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp vẫn bị đặt trong tình trạng bị động, đơn hàng tạm ngưng, sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu tê liệt.
Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, chiếm 26% GDP toàn cầu, và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam. Từ khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Việt Nam đã hưởng lợi lớn từ xuất khẩu các mặt hàng như máy móc, dệt may, da giày, gỗ, thủy sản và nông sản, với tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 35 – 55% tùy ngành. Tuy nhiên, chính sách thuế mới đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng này.
– Tác động đến GDP: Ông Ngọc trích dẫn các báo cáo dự đoán nếu thuế 46% được áp dụng mà không có biện pháp đối phó, Việt Nam có thể mất 1-2% tăng trưởng GDP trong năm 2025. Mặc dù Thủ tướng Phạm Minh Chính kiên định với mục tiêu tăng trưởng 8%, điều này đòi hỏi đánh đổi lớn, như chấp nhận lạm phát cao hơn (dự đoán 4,5-5%).
– Tỷ giá và lạm phát: Áp lực tỷ giá có thể khiến đồng VND giảm 3,5-5% so với USD trong năm 2025, làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu và đẩy lạm phát lên cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp phụ thuộc vào linh kiện nước ngoài và người tiêu dùng trong nước.
– Thất nghiệp và cắt giảm lao động: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã giảm 50% nhân sự do đơn hàng từ Mỹ sụt giảm. Ông Ngọc lưu ý rằng các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may và da giày có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn việc làm ngay lập tức. Ngoài ra, kế hoạch cắt giảm 20% nhân sự trong bộ máy nhà nước cũng làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
– Ngành nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp: điện tử, dệt may, da giày, gốc thuỷ sản… sẽ là các ngành xuất khẩu chủ lực sang Mỹ bị tác động mạnh nhất
– Ngành nghề gián tiếp: Các lĩnh vực như bất động sản khu công nghiệp (55% dự án từ FDI), logistics, công nghiệp phụ trợ, tài chính ngân hàng chịu tác động dây chuyền. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến hàng tỷ USD “bốc hơi” trong những ngày gần đây, với nợ xấu tăng và nhu cầu vay vốn giảm.
Với những hệ luỵ như trên, ông Ngọc nhấn mạnh rằng Việt Nam không thể mãi đi theo mô hình cạnh tranh bằng giá rẻ. Các doanh nghiệp phải nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 30–40%, đầu tư vào công nghệ, kiểm soát chuỗi cung ứng và xây dựng thương hiệu quốc gia rõ ràng. Ông chia sẻ trường hợp của một doanh nghiệp dệt may tại Nam Định đã áp dụng phương pháp Kaizen trong quản lý sản xuất. Bằng cách tinh gọn quy trình, loại bỏ các công đoạn dư thừa và cắt giảm lãng phí, chỉ sau 6 tháng, doanh nghiệp này đã giảm được khoảng 17% chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm. Nhờ những cải tiến đó, họ đã đủ năng lực cạnh tranh để duy trì các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, ngay cả khi đối mặt với sức ép từ mức thuế quan tăng cao.
Lấy thêm ví dụ từ Hàn Quốc, vào những năm 1980, quốc gia này từng phải đối mặt với áp lực nặng nề từ chính quyền Tổng thống Ronald Reagan liên quan đến vấn đề thặng dư thương mại và chính sách neo tỷ giá đồng Won. Thay vì chọn cách đối đầu cứng rắn, quốc gia này đã theo đuổi một chiến lược mềm dẻo trên bàn đàm phán, đồng thời thực hiện cải cách sâu rộng trong nước. Hàn Quốc từng bước điều chỉnh tỷ giá, chấp nhận tăng giá đồng Won, mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ như nông sản, máy bay và thiết bị công nghệ cao nhằm xoa dịu căng thẳng song phương. Song song đó, nước này cũng đẩy mạnh nội địa hóa chuỗi cung ứng và nâng cấp cơ cấu sản xuất, chuyển dịch từ các ngành gia công đơn giản sang xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Chính chiến lược này đã giúp Hàn Quốc không những hạ nhiệt được áp lực từ Mỹ mà còn tạo bước ngoặt quan trọng để nâng tầm nền kinh tế, xây dựng các ngành mũi nhọn như ô tô, điện tử và đóng tàu theo hướng có chiều sâu và giá trị gia tăng cao hơn.
Khoảng thời gian này là dịp để doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam tái cơ cấu chiến lược dài hạn. Mức thuế 46% được xem như một “phép thử” đối với năng lực nội tại của nền kinh tế. Đây là lúc Việt Nam chuyển dịch từ mô hình cạnh tranh bằng giá (chi phí thấp) sang cạnh tranh bằng giá trị, đầu tư vào thương hiệu, công nghệ, tiêu chuẩn ESG và đổi mới sáng tạo. Nếu hành động quyết liệt, doanh nghiệp có thể nâng cao chuỗi giá trị, giảm phụ thuộc vào lợi thế nhân công rẻ.
Đồng hành tại sự kiện, bà Nguyễn Hoàng Phương – Giám đốc điều hành BSOP – đã chia sẻ về EU như một giải pháp thay thế tiềm năng, nhờ:
– Hệ sinh thái thương mại phát triển: Với hơn 70 hiệp định thương mại tự do (FTA), EU giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng hơn.
– Hiệp định EVFTA: Nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có cà phê và trà, được miễn thuế 100% hoặc giảm dần về 0% trong 8-10 năm.
– Thị trường tiêu thụ lớn: Với 450 triệu dân và GDP chiếm 1/6 toàn cầu, EU là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường.
Việc mở rộng sang châu Âu không chỉ là tìm thị trường mới mà còn là cách để tái định vị doanh nghiệp, bước ra khỏi vùng rủi ro phụ thuộc chuỗi cung ứng cũ. Đặc biệt, bà Phương đã giới thiệu gói giải pháp EU Strategy do BSOP thiết kế – một giải pháp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, khảo sát, mở rộng kinh doanh, đầu tư và thiết lập hiện diện hợp pháp tại EU. Đáng chú ý, mô hình này có thể triển khai từ xa, giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian mà vẫn duy trì hoạt động hiệu quả ở thị trường quốc tế.
Các gói giải pháp bao gồm:
1. Mở doanh nghiệp tại EU
Doanh nghiệp tại EU giúp nâng tầm thương hiệu, biến sản phẩm Việt Nam thành “Made in EU”, tránh thuế cao từ Mỹ và tăng độ tin cậy với đối tác quốc tế.
– Gói Business Setup & Remote: Doanh nghiệp có thể thành lập công ty từ xa với chi phí thấp, tương đương lương một nhân sự trong một năm. Gói này phù hợp để gia tăng thương hiệu, thử nghiệm thị trường hoặc tối ưu thuế. Các quốc gia như Malta, Luxembourg, đảo Síp, Ireland, hoặc Madeira (Bồ Đào Nha) được khuyến nghị nhờ ưu đãi thuế (chỉ 5% tại Madeira).
– Gói Business Setup thông thường: Hỗ trợ mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc công ty con tại các nước lớn như Đức, Pháp, với đầy đủ chức năng kinh doanh. Dsobi đảm nhiệm các thủ tục pháp lý, thuế, kế toán và nghiên cứu thị trường.
2. Mua bán, sáp nhập (M&A)
Doanh nghiệp có thể mua lại tài sản, cổ phần hoặc dự án tại EU, như chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, đội bóng đá hạng trung, vườn nho, hoặc công ty công nghệ. Mức đầu tư dao động từ 100.000 EUR đến vài triệu EUR. Ví dụ: Một công ty Việt Nam mua công ty con tại EU để xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn EU, tránh thuế Mỹ và nâng giá trị thương hiệu.
3. Đầu tư kết hợp định cư
Gói Business Flex hỗ trợ doanh nghiệp đạt điều kiện nhận thẻ cư trú hoặc quốc tịch tại EU cho chủ doanh nghiệp, gia đình, hoặc nhân sự cao cấp. Yêu cầu cụ thể (vốn đầu tư, doanh thu, số lượng nhân sự) phụ thuộc vào từng quốc gia. Ví dụ một doanh nghiệp đầu tư tại Bồ Đào Nha có thể xin thẻ cư trú cho cả gia đình, kết hợp kinh doanh và định cư lâu dài.
4. Khảo sát thị trường
BSOP tổ chức các chuyến đi thực địa, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác EU và tham gia hội chợ chuyên ngành. Các chuyến đi khảo sát giúp doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục pháp lý, thị trường tiêu thụ, và kết nối với nhà phân phối hoặc siêu thị lớn tại EU.
Trong phần Q&A, không khí talkshow trở nên sôi nổi với hàng loạt câu hỏi từ các doanh nhân, nhà đầu tư tham dự:
– Một doanh nhân hỏi về tác động của thuế Mỹ lên cà phê và nông sản. Ông Ngọc khẳng định EU là thị trường tiềm năng, nhưng doanh nghiệp cần đầu tư vào tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tham gia hội chợ quốc tế.
– Việt Nam có đang bị “kẹt” giữa Mỹ và Trung Quốc không? Ông Ngọc trích dẫn quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam làm bạn với tất cả, không vui khi thành công dựa trên khó khăn của người khác”. Ông nhấn mạnh Việt Nam cần dung hòa lợi ích với cả hai cường quốc để tối ưu hóa cơ hội kinh tế.
– Làm thế nào để mở công ty tại EU với chi phí tối ưu? Ông Ngọc giải thích chi phí tối thiểu chỉ tương đương lương một nhân sự trong một năm, phù hợp cho cả doanh nghiệp nhỏ. BSOP hỗ trợ từ xa để giảm bớt lo ngại về thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó là các câu hỏi về các chuyến đi khảo sát đầu tư và các gói giải pháp của BSOP. Điều này cho thấy thấy tinh thần chủ động tìm giải pháp của cộng đồng doanh nhân Việt. Đó chính là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp Việt đang sẵn sàng chuyển mình trước “cơn bão” thuế quan.
Kết thúc talkshow, hai chuyên gia đều thống nhất rằng trong thời kỳ bất ổn, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chủ động tìm hướng đi mới, không thể chờ đợi chính sách thay đổi.
Chuỗi Talkshow Online: Nguy cơ chiến tranh thương mại – Doanh nghiệp, nhà đầu tư cần làm gì chỉ còn 2 chuyên đề cuối cùng, sẽ tiếp tục cung cấp chiến lược cụ thể cho nhà đầu tư muốn bứt phá ra thị trường quốc tế.
Chuyên đề 4: Trải nghiệm thực tế – Khảo sát đầu tư châu Âu
Thời gian: 14:30, Thứ Năm, ngày 17/04/2025
Nội dung:
– Phương thức tiếp cận thị trường Châu Âu – Gợi ý từ chuyên gia
– Go Global: Đầu tư nước ngoài – Lựa chọn thông minh trong bối cảnh chiến tranh thương mại?
– Những điều cần lưu ý khi đi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại châu Âu
– Case study thực tế của doanh nhân khi khảo sát đầu tư nước ngoài
– Q&A cùng chuyên gia
Chuyên đề 5: Đầu tư doanh nghiệp tại EU – Nhận quyền cư trú cho gia đình
Thời gian: 14:30, Thứ Năm, ngày 24/04/2025
Nội dung: Giải pháp đầu tư vào doanh nghiệp tại EU để nhận quyền cư trú, lợi ích dành cho nhà đầu tư và gia đình, quy trình và điều kiện tham gia.
Số lượng tham gia có giới hạn – đăng ký sớm để giữ chỗ
Hotline: 0904 966 797 – 098 913 6666 hoặc điền thông tin dưới đây:
BSOP – KẾT NỐI TOÀN CẦU – ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666
Chuyển nhượng công ty xuất nhập khẩu tại Hannover, Đức, đã có giấy phép kinh doanh và số EORI. Cơ hội sở hữu doanh nghiệp tại châu Âu với mức đầu tư chỉ 5.000 EUR. Hỗ trợ chuyển giao vận hành.
Ngày 24/04/2025, sự kiện cuối cùng trong chuỗi Talkshow Online “Nguy cơ chiến tranh thương mại – Nhà đầu tư, doanh nhân Việt cần làm gì?” do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công, thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nhân, nhà đầu tư trong nước.
Thành lập doanh nghiệp tại châu Âu không chỉ mở rộng cơ hội kinh doanh quốc tế mà còn là “chìa khóa” đưa cả gia đình nhà đầu tư tiếp cận với quyền cư trú, quyền công dân tại các quốc gia EU. Đó là một chiến lược “2 trong 1” bao gồm phát triển thị trường quốc tế song song với việc đảm bảo quyền lợi giáo dục, y tế, phúc lợi cho cả gia đình – trong khi nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục sinh sống và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động kinh tế - chính trị khó lường, xu hướng “đa dạng hóa rủi ro” và dịch chuyển tài sản ra khỏi biên giới quốc gia đang trở thành giải pháp phổ biến của giới đầu tư toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư Việt, đây không chỉ là cách để bảo vệ tài sản, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai toàn cầu cho cả gia đình.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
Hoa Kỳ từ lâu đã được coi là miền đất hứa với vô vàn cơ hội về giáo dục, việc làm và cuộc sống chất lượng cao. Hàng năm, hàng triệu người trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều người Việt Nam, mong muốn được đặt chân đến đất nước này để học tập, làm việc, đoàn tụ gia đình hoặc sinh sống lâu dài. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà người xin visa phải đối mặt là tìm ra con đường dễ dàng nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình để đến Mỹ.
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]