Trang chủ » Những điều cần biết về 13 quốc gia sắp triển khai đầu tư quốc tịch – Phần 2
Những điều cần biết về 13 quốc gia sắp triển khai đầu tư quốc tịch – Phần 2
23/11/2022
13 quốc gia đang nghiên cứu triển khai đầu tư quốc tịch là những nước nào? Chương trình nào khả thi nhất? Sớm triển khai nhất? Cùng BSOP đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng BSOP điểm mặt 6 quốc gia còn lại đang nghiên cứu triển khai CIP. Bên cạnh đó là những nhận định, đánh giá của các chuyên gia về nguyên nhân dẫn tới “trào lưu” CIP và tính khả thi của các kế hoạch này.
Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador hồi tháng 2 năm nay tuyên bố muốn triển khai một chương trình đầu tư quốc tịch như một phần của các giải pháp sâu rộng hơn “nhằm tạo ra một thiên đường tự do”.
Ông Bukele sau đó tiết lộ thêm rằng kế hoạch của ông thực chất là một chương trình đầu tư lấy quyền định cư với yêu cầu số vốn từ 100.000 USD vào một loại trái phiếu liên quan đến tiền điện tử. Ngoài ra nhà đầu tư sẽ đủ điều kiện lên quốc tịch sau 5 năm, thay vì một chương trình lên thẳng quốc tịch như tuyên bố ban đầu.
Kenya
Kenya lần đầu công bố mở chương trình đầu tư quốc tịch vào năm 2019, với mức đầu tư tối thiểu được đồn đoán là khoảng 200.000 USD.
Chương trình này sau đó “bặt vô âm tín”. Mãi cho đến tháng 04/2021, các nguồn tin cho biết chương trình CIP Kenya đang trải qua các bước dự thảo luật và tiến độ đang được đẩy nhanh. Tuy nhiên từ đó cho đến nay vẫn chưa có thêm tiết lộ nào liên quan tới chương trình.
Rwanda
Vào tháng 10/2020, Chính phủ Rwanda đã đệ trình lên Quốc hội một dự thảo luật nếu được thông qua sẽ cho phép người nước ngoài được nhập tịch tại nước này trên cơ sở “các hoạt động đầu tư bền vững”. Dự thảo luật trên từ đó cho tới nay vẫn chưa được phê duyệt.
Maldives
Trong một phiên họp Quốc hội Maldives vào tháng 05/2020, Bộ trưởng Quy hoạch & Hạ tầng đã đề xuất về một chương trình đầu tư quốc tịch, nhằm tăng ngân sách và đầu tư, giúp bù đắp lại những thiệt hại của ngành du lịch do đại dịch COVID-19.
Bản dự thảo trên đã nhận được một số sự ủng hộ từ Ủy ban Phát triển & Di sản Quốc gia. Tuy nhiên từ đó cho đến nay, chương trình đầu tư quốc tịch Maldives vẫn chưa chính thức “bước ra ánh sáng”.
Hy Lạp
Chính quyền của Thủ tướng Mitsotakis vào năm 2019 được đồn là đang lên kế hoạch giới thiệu chương trình CIP của nước này, như một sự tiếp nối của chương trình Golden Visa, vốn đã và đang đạt được thành công vang dội.
Một vài nguồn tin từ Hy Lạp tiết lộ với báo chí rằng chương trình CIP tương lai của nước này sẽ có yêu cầu gồm: 2 triệu EUR đầu tư vào bất động sản và 500.000 EUR đầu tư vào một bất động sản khác làm nhà riêng.
Dù có vẻ đang trong giai đoạn cao trào như vậy, song chương trình CIP Hy Lạp hiện dường như đang đi vào bế tắc, trước “tấm gương nhãn tiền” là Malta. Do vẫn quyết tâm triển khai chương trình CIP, Malta hiện đang bị Ủy ban châu Âu – EC kiện ra Tòa án châu Âu.
Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng chương trình vẫn có thể được triển khai, nếu các phán quyết từ vụ kiện trên theo hướng có lợi cho Malta.
Mauritius
Trong buổi giải trình trước quốc hội Mauritius về kế hoạch ngân sách 2018-2019, Thủ tướng Pravind Jugnauth cho biết nội các của ông đang nghiên cứu triển khai chương trình đầu tư quốc tịch. Tuy nhiên từ đó tới nay chương trình CIP của Mauritius vẫn chưa được ra mắt.
Để có thể sở hữu quốc tịch Mauritius, nhà đầu tư dự kiến sẽ phải quyên góp 500.000 USD cho đương đơn chính và thêm 100.000 USD cho mỗi người phụ thuộc.
Kế hoạch CIP của nước nào đang gần mốc triển khai chính thức nhất?
Trong bối cảnh hàng loạt quốc gia đang nghiên cứu triển khai CIP, giới chuyên gia của thị trường đầu tư di trú cũng có nhiều nhận định khác nhau về tiến độ hoàn thành & ra mắt của các chương trình này.
Ông Philippe May, CEO của công ty đầu tư di trú EC Holdings có trụ sở tại Singapore, cho rằng chương trình sớm ra mắt nhất sẽ là Lào.
“Kế hoạch triển khai chương trình “quốc tịch danh dự” của Lào đã được thông qua. Và với mô hình chính trị một đảng cầm quyền, chính phủ nước này có thể đẩy nhanh quá trình triển khai chính thức”, ông Philippe nhận định.
Một chuyên gia khác, ông Sam Bayat từ hãng luật di trú Bayat Legal cũng cho rằng Lào, cùng với Suriname và Uzbekistan là các nước có thể sẽ sớm triển khai CIP nhất. Tuy vậy chuyên gia này lại đánh giá cao chất lượng của CIP Armenia.
“Nước nào cũng có thể thiết lập và quảng bá một chương trình, nhưng để có thể triển khai thành công một dự án CIP, thu hút đông đảo hồ sơ nhà đầu tư lại là một vấn đề rất khác”, ông Bayat cho biết.
Ông nhấn mạnh đến một lợi thế cạnh tranh lớn của Armenia, đó là cung cấp cho công dân của họ quyền miễn thị thực vào tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ.
“Albania có thể sẽ mất thêm thời gian mới đến bước triển khai, nhưng một khi họ làm được, tôi tin chắc rằng chương trình CIP của họ sẽ rất hút khách”, ông Bayat nhận xét.
Vì sao nhiều nước lại mong muốn triển khai chương trình đầu tư quốc tịch như vậy?
Theo chuyên gia Sam Bayat, sự bất ổn về địa chính trị đang diễn ra trên quy mô toàn cầu chính là động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều chương trình CIP mới. Nguyên nhân là do các quốc gia phải tìm thêm phương thức mới nhằm thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, cùng với đó là nguồn nhân lực chất lượng cao và các cá nhân giàu có.
Ông cũng nhận định rằng sẽ rất khó có khả năng một nước thuộc khối Schengen triển khai chương trình CIP mới, thậm chí là cả các chương trình định cư. Vì vậy nhà đầu tư nên chờ đợi tín hiệu đột phá từ các khu vực khác như châu Á, Đông Âu, Trung và Nam Mỹ.
Quý anh chị nhà đầu tư quan tâm đến các chương trình đầu tư định cư quốc tế hãy liên hệ ngay tới hotline của BSOP để nhận được những sự tư vấn đầy đủ & cập nhật nhất!
Nhằm giúp Quý Khách hàng và Đối tác thuận tiện trong việc sử dụng các dịch vụ của BSOP trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi xin trân trọng thông báo lịch hoạt động trong thời gian này như sau:
Ngày 20/01/2025, đại gia đình BSOP đã cùng nhau khép lại một năm thành công rực rỡ bằng sự kiện Year End Party 2024 với chủ đề đầy ý nghĩa: "SẮC VIỆT ĐỒNG TÂM - BẮC SƠN VƯƠN TẦM TỨ HẢI" tại 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn đặc biệt, ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của từng thành viên trong đại gia đình BSOP. Để tri ân những cống hiến xuất sắc, trong buổi lễ Year End Party, Golden Bee Award 2024 – Giải thưởng cao quý nhất của BSOP đã tôn vinh những “chú ong vàng” đã góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời lan tỏa tinh thần đồng đội và khát vọng vươn tầm.
Google Year In Search 2024 đã tiết lộ top 10 quốc gia và thành phố được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024. Dữ liệu cho thấy ngày càng nhiều người quan tâm đến những điểm đến kết hợp văn hóa, thiên nhiên, và các hoạt động độc đáo.
Năm 2025, người sở hữu hộ chiếu đảo Síp (Cyprus) được miễn thị thực hoặc được cấp thị thực khi đến tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm khu vực Schengen, Vương quốc Anh, Mỹ... Dưới đây là danh sách chi tiết:
Phát biểu tại hội nghị du lịch Beyond Sea and Sun do Hermes Airports tổ chức tại Nicosia ngày 12/01/2025, Tổng thống Nikos Christodoulides nhấn mạnh rằng Síp sẽ hoàn tất tất cả các yêu cầu kỹ thuật để gia nhập khu vực Schengen vào cuối năm nay. Đây không chỉ là cột mốc quan trọng cho ngành du lịch mà còn là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư quốc tế.
Hungary đã thay đổi thuật ngữ “thường trú” thành “Thẻ Thường trú Quốc gia.” Thẻ này cho phép người sử hữu cư trú vô thời hạn sau khi đã lưu trú liên tục tại Hungary trong 3 năm.
Theo Chỉ số Năng lực Tiếng Anh (EPI) do tổ chức giáo dục toàn cầu Education First (EF) công bố, trong top 10 quốc gia nước ngoài nói tiếng Anh tốt nhất năm 2024, 9 quốc gia thuộc về châu Âu. Từ liệu này chứng tỏ rằng châu Âu không chỉ là một trung tâm văn hoá và kinh tế mà còn là nơi dạy và học tiếng Anh chất lượng cao.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]