Trang chủ » Định cư Phần Lan – Xứ sở nghìn hồ quê hương ông già tuyết
Định cư Phần Lan – Xứ sở nghìn hồ quê hương ông già tuyết
17/02/2023
Không phải là một "điểm nóng" của thị trường, song định cư Phần Lan vẫn luôn là chủ đề được các nhà đầu tư Việt Nam và thế giới quan tâm bởi chất lượng sống và phúc lợi xã hội "kiểu mẫu" của quốc gia Bắc Âu này.
Phần Lan là quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, giáp Thủy Điển về phía Tây Bắc, Na Uy về phía Bắc, Nga về phía Đông. Đường bờ biển của nước này giáp vịnh Bothnia về phía Tây và vịnh Phần Lan về phía Nam.
Do vị trí địa lý của mình, lãnh thổ Phần Lan có 2 hình thái thời tiết chính là Lục địa ẩm và Cận Bắc Cực. Phần Lan có nền nhiệt độ rất khắc nghiệt. Mùa Hè có thể đạt đỉnh trên 35 độ C, mùa Đông lạnh giá có thể xuống tới âm 30 độ C. Song cũng vì vậy mà Phần Lan có 2 mùa rõ rệt, là điều kiện dễ dàng hơn để người nhập cư khắp nơi trên thế giới có thể thích nghi.
Một số thông tin cơ bản về Phần Lan
+ Khu vực: Bắc Âu
+ Thủ đô: Helsinki
+ Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển
+ Quốc khánh: 06/12
+ Diện tích: 338.445 km2
+ Dân số 5.566.000 người
+ Đơn vị tiền tệ: Euro (EUR)
+ GDP (2022): 267,61 tỷ USD
+ Thu nhập bình quân đầu người (2021): 53.703 USD
+ Chỉ số phát triển con người HDI: 0.940 (mức rất cao)
+ Múi giờ: GMT+2
Khái quát lịch sử phát triển của Phần Lan
Những dấu vết con người định cư đầu tiên tại Phần Lan có niên đại từ khoảng 9.000 năm trước công nguyên. Trải qua những thời kỳ đầu còn là các bộ tộc đơn lẻ, tới thế kỷ 13, Phần Lan trở thành một phần lãnh thổ của Thụy Điển. Mảnh đất này tiếp theo đó trở thành một vùng tự trị thuộc Đế quốc Nga vào năm 1809, sau cuộc chiến kéo dài gần 2 năm giữa Nga và Thụy Điển.
Mãi đến năm 1917, hệ quả từ Cách mạnh tháng 10 Nga, Phần Lan mới đứng lên tuyên bố độc lập. Sau đó là một giai đoạn dài chìm trong xung đột của đất nước non trẻ này. Từ cuộc nội chiến, đến các cuộc chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ với Liên Xô và Đức Quốc Xã. Hệ quả là Phần Lan mất một phần lãnh thổ không nhỏ, nhưng sau cùng giữ được nền độc lập cho đến ngày nay.
Mãi đến sau Thế chiến thứ II, Phần Lan mới chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển với nền kinh tế hiện đại, chú trọng công nghệ cao, khuyến khích khởi nghiệp.
Hiện nay Phần Lan là một trong số các quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới, thể hiện rõ rệt nhất là việc chiếm top 1 BXH chỉ số hạnh phúc toàn cầu kể từ năm 2018 đến nay.
Những thông tin thú vị về Phần Lan
+ Với hơn 180.000 hồ nước lớn nhỏ trên toàn lãnh thổ, Phần Lan còn được biết đến với biệt danh: “Xứ sở nghìn hồ”. Tính trung bình cứ 26 người dân Đan Mạch lại có một hồ nước.
+ Vùng đất Lapland giáp khu vực Bắc Cực của Phần Lan là nơi gắn liền với câu chuyện về Bà chúa Tuyết của nhà văn huyền thoại người Đan Mạch Hans Christian Andersen. Ngoài ra thành phố Rovaniemi trên mảnh đất quanh năm tuyết phủ đầy chất nhiệm màu này còn được cho là quê hương của ông già Noel.
+ Gấu nâu là loài động vật biểu tượng của Phần Lan. Từ “Karhu” – “gấu” trong tiếng Phần Lan được nhiều thương hiệu nổi tiếng của nước này lựa chọn. Nổi bật nhất phải kể đến hãng bia Karhu và hãng thời trang thể thao Karhu.
+ Trước kỷ nguyên của smartphone, hãng điện thoại di động số 1 toàn cầu là Nokia – thương hiệu “quốc dân” của Phần Lan.
Định cư Phần Lan dễ hay khó?
Giống như nhiều quốc gia khác, người nước ngoài muốn ở lại Phần Lan trên 90 ngày sẽ bắt buộc phải xin một giấy phép định cư (Cư dân các nước thuộc Liên minh châu Âu EU và Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ được miễn). Có loại giấy tờ này, bạn sẽ có thể thoải mái sinh sống tại Phần Lan.
Giấy phép định cư Phần Lan có thời hạn từ 6 tháng tới 4 năm, được cấp cho các cá nhân thuộc 1 trong 4 diện: Lao động, du học, đoàn tụ gia đình, hồi hương, và đầu tư.
Có 2 loại giấy phép định cư Phần Lan là type A và type B. Type B có thời hạn từ 6 tháng tới 2 năm và chỉ có thể gia hạn với thời hạn không quá 1 năm. Trong khi đó giấy phép định cư Type A có thời hạn lớn hơn, từ 1 tới 4 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 4 năm.
Để có thể xin giấy phép và định cư tại Phần Lan, bạn cần đáp ứng được các điều kiện chung:
1. Sở hữu hộ chiếu còn hiệu lực.
2. Giấy tờ xác minh chưa từng phạm tội.
3. Giấy chứng nhận không mắc bệnh lao.
4. Đủ thu nhập để tự nuôi sống bản thân mà không cần tới trợ cấp xã hội.
5. Sở hữu nhà hoặc đang thuê nhà tại Phần Lan.
6. Tham gia bảo hiểm có hiệu lực trong thời gian định cư.
7. Hoàn thiện mẫu đơn đăng ký định cư.
8. Chi trả các khoản phí liên quan.
Bên cạnh các điều kiện chung, mỗi diện định cư Phần Lan lại có các điều kiện riêng, cụ thể:
Với định cư diện lao động
+ Có hợp đồng lao động hợp pháp
+ Hoàn thành mẫu đăng ký định cư diện lao động
+ Có thu nhập đủ theo yêu cầu cụ thể với từng loại công việc
Với định cư diện du học
+ Giấy tờ tiếp nhận học sinh, sinh viên từ một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục của Phần Lan.
Với diện đoàn tụ gia đình
+ Được bảo lãnh bởi một người thân có quốc tịch Phần Lan, hoặc có giấy phép cư trú hợp pháp tại Phần Lan.
Đối tượng có thể được bảo lãnh gồm:
+ Vợ chồng
+ Con cái dưới 18 tuổi
+ Trẻ em thuộc quyền giám hộ của người bảo lãnh
Với diện hồi hương
Áp dụng cho những người từng mang quốc tịch Phần Lan trong quá khứ hoặc thuộc một số trường hợp đặc biệt khách.
Yêu cầu riêng của diện định cư này là phải có giấy tờ chứng minh cha mẹ hoặc ông bà đang hoặc đã từng sở hữu quốc tịch Phần Lan.
Ngoài ra diện định cư này không yêu cầu phải chứng minh có đủ thu nhập để sinh sống.
Với diện đầu tư
+ Biết tiếng Phần Lan hay Thụy Điển là một lợi thế.
+ Yêu cầu tài chính đủ để xây dựng một công ty.
+ Hồ sơ kế hoạch dự án được Hội đồng Kinh doanh Phần Lan phê duyệt.
+ Ứng viên trên 45 tuổi cần có bảo hiểm hưu trí hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Ngoài Phần Lan bạn cũng có thể tham khảo tổng hợp các chương trình định cư châu Âu kèm theo bảng so sánh chi tiết các chương trình.
Đăng ký giấy phép định cư Phần Lan ở đâu?
Một bản hồ sơ xin giấy phép định cư Phần Lan có thể được nộp qua 3 kênh:
1. Nộp qua dịch vụ công điện tử tại trang web EnterFinland.
2. Nộp trực tiếp thông qua đặt lịch hẹn với Sở di trú Phần Lan và lựa chọn trụ sở thuận tiện nhất.
3. Nộp trực tiếp tại các cơ sở ngoại giao của Phần Lan ở nước ngoài. Thông tin có thể tham khảo trên website Bộ Ngoại giao Phần Lan.
Lưu ý: Các loại giấy tờ liên quan phải được thể hiện bằng tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển, hoặc tiếng Anh. Vì vậy giấy tờ của bạn thuộc các ngôn ngữ khác sẽ phải được biên dịch, công chứng và được xác nhận bởi cơ quan đại diện ngoại giao của Phần Lan.
Định cư Phần Lan sau bao lâu thì được lên thường trú nhân, lên quốc tịch?
Người sở hữu giấy phép định cư Phần Lan và sinh sống liên tục tại quốc gia này trong 4 năm sẽ đủ điều kiện xin lên thẻ thường trú vĩnh viễn, hay còn gọi là thường trú nhân, nếu thỏa mãn các điều kiện:
+ Có thu nhập ổn định, không phụ thuộc vào trợ cấp nhà nước.
+ Đóng thuế & bảo hiểm đầy đủ cả 4 năm.
+ Có nhà ở hoặc nhà thuê tại Phần Lan.
+ Tuân thủ luật pháp Phần Lan.
+ Trình độ tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển ở mức B1 trở lên.
+ Rời Phần Lan không quá 2 năm trong giai đoạn 4 năm cư trú liên tục.
+ Đóng các khoản phí liên quan.
Sau khi lên thường trú nhân, bạn sẽ cần thêm 2 năm nữa mới có thể xin lên quốc tịch Phần Lan, với các yêu cầu:
+ Chưa từng phạm tội.
+ Sở hữu nhà hoặc đang thuê nhà tại Phần Lan.
+ Có thu nhập không thấp hơn mức thu nhập được yêu cầu để đảm bảo sinh sống tại Phần Lan.
+ Trình độ tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển ở mức B1 trở lên.
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác với một thường trú nhân.
Chú ý: Luật pháp Phần Lan công nhận song tịch
Lợi ích tuyệt vời của việc định cư tại Phần Lan
Là một quốc gia luôn thuộc top đầu thế giới về chất lượng sống và chỉ số hạnh phúc, định cư tại Phần Lan sẽ mang lại cho bạn và người thân những lợi ích toàn diện mà ít có quốc gia nào trên thế giới có thể so sánh được. Tiêu biểu phải kể đến:
+ Giáo dục công miễn phí với hơn 500 chương trình học bằng tiếng Anh. Bằng cấp Phần Lan được công nhận bởi hơn 90 quốc gia trên thế giới.
+ Chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Mọi hoạt động khám chữa bệnh được Chính phủ trợ cấp lên tới 80% thông qua hệ thống thẻ an sinh xã hội Kela.
+ Giao thông thuận tiện tới khắp châu Âu. Từ Phần Lan di chuyển tới bất cứ quốc gia châu Âu nào đều rất thuận tiện và rẻ, bằng ô tô, máy bay, phà biển, tàu hỏa.
+ Thiên nhiên trong lành và tươi đẹp. Phần Lan nổi tiếng với rất nhiều vương quốc gia, khu du lịch trượt tuyết, các lâu đài thời Trung Cổ được bảo tồn nguyên vẹn. Người Phần Lan rất yêu thiên nhiên & có ý thức bảo tồn sự phát triển bền vững của thiên nhiên.
Trên đây là những thông tin khái quát, cơ bản nhất về đất nước Phần Lan & chính sách của họ về nhập cư. Đất nước xinh đẹp, quê hương của ông già Noel thực sự là một điểm đến đáng mơ ước, bên cạnh những “điểm nóng” truyền thống như Mỹ, Úc, Canada. Quý anh chị nhà đầu tư hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của BSOP về thị trường đầu tư di trú đầy sôi động.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại toàn cầu, mới đây Mỹ đã quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước không khỏi lo lắng. Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định này? Những ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nặng nề? Và đâu là lối đi cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầy biến động?
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]