Trang chủ » Phở Việt và cơ hội đầu tư tiềm năng tại thị trường nước ngoài
Phở Việt và cơ hội đầu tư tiềm năng tại thị trường nước ngoài
03/03/2024
Phở Việt không chỉ là niềm tự hào ẩm thực mà còn là tiềm năng đầu tư đầy hứa hẹn. Với hương vị độc đáo, giá trị văn hóa và nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường quốc tế, liệu làm giàu từ mô hình phở nhượng quyền tại nước ngoài có phải là một ý tưởng tốt?
Phở – ai cũng biết đến, ai cũng đã từng thưởng thức. Từ những gánh hàng rong ven đường đến nhà hàng sang trọng, phở hiện diện như một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt. Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói về phở như thế này: “Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được… Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại”.
Phở không chỉ ngon mà còn mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Nước dùng ngọt thanh từ xương hầm, bánh phở mềm dai, quyện cùng các loại rau thơm và gia vị tạo nên hương vị hài hòa, khó cưỡng. Mỗi bát phở là sự kết tinh tinh tế của nguyên liệu, kỹ thuật nấu nướng và cả tâm hồn của người làm bếp.
Năm 2017, “Ngày của phở Việt Nam” (12/12) được ra đời, góp phần khẳng định vị thế của phở trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Phở Việt và câu chuyện làm giàu trên thị trường quốc tế
Hơn cả một món ăn ngon, phở còn là đại sứ văn hóa của Việt Nam, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế. Nhiều người nước ngoài khi nhắc đến Việt Nam liền nghĩ ngay đến món Phở.
Phở theo dấu chân người Việt, có mặt tại hơn 100 quốc gia từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Nổi tiếng nhất phải kể đến chuỗi nhà hàng phở Thìn (Nhật Bản và Úc), Little Saigon (Hàn Quốc), phở Bình, phở 14 (Pháp), Miss Saigon (Brazil), phở Cây tre (Anh), District Mot (Đức), Maison d’Asie (Thụy Sĩ)…
Mở nhà hàng phở không chỉ là lan tỏa văn hóa ẩm thực mà đó còn câu chuyện đầu tư, kinh doanh hấp dẫn. Điển hình là câu chuyện thành công của vợ chồng chị Helen và anh Harry Nguyễn với thương hiệu Phở Hà Nội tại Mỹ.
Xuất phát từ việc yêu thích món phở chuẩn vị Bắc, và mong muốn “giải cứu” người thân khỏi cảnh bị chèn ép, trả lương thấp và bị nợ lương khi đi làm thuê tại Mỹ, chị Helen đã quyết định mở nhà hàng để các thành viên trong nhà có việc làm.
Sau hơn 1 năm chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nghiên cứu công thức nấu phở phù hợp đặc tính của người Mỹ và chiến lược kinh doanh hiệu quả, họ đã thu về doanh thu hơn 35 tỷ đồng mỗi tháng. “Những ngày trong tuần, chuỗi nhà hàng có khoảng 2.000 thực khách lui tới. Con số này trong ngày cuối tuần là 5.000 lượt khách. Doanh thu chuỗi nhà hàng có những tháng đạt đến 1,4 triệu USD (gần 35 tỷ đồng)”, chị Huyền chia sẻ trên báo Dân trí.
Gần đây, nữ ca sĩ Chi Pu cũng gây chú ý khi mở chuỗi nhà hàng phở La Ganh tại Thượng Hải (Trung Quốc). Chi Pu từng chia sẻ trên Vietcetera rằng: “Xuất phát của việc em mở một thương hiệu phở ở Thượng Hải là vì khi em đi quay hình ở Trung Quốc thì em thèm đồ ăn Việt Nam quá. Nhưng tại thành phố đấy em không tìm được một quán ăn Việt Nam mà em thấy là đủ tiêu chuẩn”. Chỉ sau 1 tháng, thương hiệu của cô đã nhanh chóng mở thêm chi nhánh thứ hai, minh chứng cho sức hút của phở Việt đối với thực khách quốc tế.
Cơ hội cho những nhà đầu tư mới
Ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là phở Việt ngày càng được người nước ngoài yêu thích chính là cơ hội cơ hội đầu tư hấp dẫn cho những ai muốn kinh doanh tại thị trường quốc tế.
Hiện nay, có nhiều quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách tạo điều kiện thuận lợi như ưu đãi về thuế, miễn visa, hỗ trợ tìm kiếm mặt bằng kinh doanh… Nhà đầu tư Việt có thể tận dụng các cơ hội này để mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh.
BSOP đang hợp tác với đối tác triển khai hỗ trợ mô hình kinh doanh phở nhượng quyền đạt chuẩn an toàn thực phẩm châu Âu tại các quốc gia Châu Âu. Đồng hành với BSOP, nhà đầu tư sẽ được tư vấn triển khai, cung cấp nguồn nguyên liệu và quy trình quản lý trọn gói.
Đặc quyền dành cho nhà đầu tư khi tham gia chương trình này chính là cơ hội tiếp cận thị trường EU với hơn 450 triệu dân. Song song với đó là quyền lợi nhận thẻ cư trú cho gia đình 3 thế hệ, tự do di chuyển (không cần visa) đến hơn 40 nước như khu vực Schengen, Bulgari, Rumani, Síp… và dễ dàng nhập quốc tịch châu Âu sau 5 năm.
Đây chính là chương trình đầu tư doanh nghiệp ECO BIZ, với số vốn tối thiểu chỉ từ 30.000 EUR đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Việt Nam trong thời gian gần đây.
Mọi thông tin về việc đầu tư kinh doanh, mở doanh nghiệp tại châu Âu, nhà đầu tư hãy liên hệ với BSOP theo hotline 0904 966 797 để được hỗ trợ trực tiếp.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động kinh tế - chính trị khó lường, xu hướng “đa dạng hóa rủi ro” và dịch chuyển tài sản ra khỏi biên giới quốc gia đang trở thành giải pháp phổ biến của giới đầu tư toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư Việt, đây không chỉ là cách để bảo vệ tài sản, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai toàn cầu cho cả gia đình.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]