Trang chủ » Kinh tế St. Kitts & Nevis được thúc đẩy trực tiếp bởi chương trình đầu tư quyền công dân
Kinh tế St. Kitts & Nevis được thúc đẩy trực tiếp bởi chương trình đầu tư quyền công dân
20/08/2019
St. Kitts & Nevis đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi tiếp nhận 1 triệu khách du lịch trong hai mùa liên tiếp.
Theo nghiên cứu bởi Business Research & Economic Advisors (BREA), đóng góp kinh tế của du lịch tàu biển đã trực tiếp tạo ra 143 triệu đô la Mỹ cho nền kinh tế St. Kitts & Nevis, cùng với 2.065 việc làm, trả nhiều hơn 17 triệu đô la tiền lương.
Trong những năm vừa qua, chi tiêu hành khách trung bình tại St. Kitts & Nevis là 135,95 USD, cao thứ ba trong vùng biển Caribbean.
Để sẵn sàng tiếp nhận thêm tàu trong các mùa du lịch tiếp theo, St. Kitts & Nevis đang tiến hành xây dựng bến tàu thứ hai tại cảng Zante được tài trợ trực tiếp bởi chương trình đầu tư (CBI). Bến tàu thứ hai sẽ có thể chứa tới ba lớp tàu Oasis tại cảng cùng một lúc, mang đến lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp tàu biển khi các tuyến bắt đầu di chuyển về phía các tàu lớn hơn.
Theo Ngân hàng Trung Đông Caribbean (ECCB), St. Kitts & Nevis có tổng sản phẩm quốc nội ước tính là 820,4 triệu USD trong năm 2018 và mức tăng trưởng dự báo trong năm 2019 là 3,08%. Nền kinh tế St. Kitts & Nevis trong những năm vừa qua được thúc đẩy trực tiếp bởi doanh thu từ chương trình đầu tư (CBI) quyền công dân, cùng với ngành du lịch tăng tăng. Chương trình CBI đóng góp một phần quan trọng trong việc định hình lại kinh tế, du lịch, bất động sản và khách sạn của quốc gia này.
Được thành lập vào năm 1984, chương trình Công dân St. Kitts & Nevis là chương trình mua quyền công dân lâu đời nhất hiện nay. Công dân St. Kitts & Nevis được miễn thị thực lến hơn 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm là Liên minh châu Âu.
Ứng viên của chương trình có thể nhập quốc tịch theo hai hình thức đầu tư vào bất động sản hoặc quỹ tăng trưởng bền vững St. Kitts & Nevis.
Quyền công dân St. Kitts & Nevis cho phép hưởng quyền công dân trọn đời, tận hưởng môi trường thuận lợi để bắt đầu kinh doanh, nuôi dưỡng một khoản đầu tư mà không cần phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình, không cần phải cư trú trong nước, không bị đánh thuế tài sản, tài sản thừa kế, thu nhập nước ngoài hoặc lãi vốn.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình, nhà đầu tư liên hệ tại:
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại toàn cầu, mới đây Mỹ đã quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước không khỏi lo lắng. Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định này? Những ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nặng nề? Và đâu là lối đi cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầy biến động?
Mỹ bất ngờ áp thuế nhập khẩu lên tới 46% với hàng hóa Việt Nam – một cú sốc khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại. Thế nhưng, trong thách thức luôn tiềm ẩn cơ hội. Giống như cách người Nhật thả cá mập nhỏ vào bể để giữ cá luôn tươi sống, cú đánh thuế này có thể chính là “con cá mập nhỏ” khiến doanh nghiệp Việt phải vận động, thức tỉnh và chủ động vươn ra toàn cầu.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]