Thông tin mới nhất từ Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết đã thông qua việc sử dụng vắc xin COVID-19 của hãng dược AstraZeneca, loại vắc xin thứ 3 được thông qua tại châu Âu đến nay. Ngoài ra, việc xuất khẩu và phân phối vắc xin sẽ thực hiện theo một lộ trình cụ thể có sự đồng thuận của các nước thành viên.
Châu Âu tăng tốc phê duyệt, “bật đèn xanh” một loạt vắc xin mới
Hồi tháng 2 vừa qua, Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của EMA cho biết vắc xin của AstraZeneca đạt hiệu quả khoảng 60% trên các thử nghiệm lâm sàng và Uỷ ban này đã đưa ra quyết định. Theo đó, họ đề xuất các nước châu Âu thông qua việc sử dụng vắc xin của AstraZeneca trên các đối tượng từ 18 tuổi trở lên. EMA cho biết dù chưa có đủ kết quả đối với nhóm người trên 55 tuổi nhưng loại vắc xin này được kỳ vọng sẽ hiệu quả với đối tượng tuổi nhỏ, dựa trên việc tạo ra được phản ứng miễn dịch trên các đối tượng này và kinh nghiệm đối với các loại vắc xin khác.
Vắc xin của AstraZeneca được chia thành 2 liều, tiêm cách nhau từ 4 đến 12 tuần. Châu Âu đã đạt thỏa thuận mua 400 triệu liều vắc xin của hãng này. Bà Emer Cooke, lãnh đạo EMA, cũng cho biết cơ quan này hy vọng hãng dược khác là Johnson and Johnson sẽ sớm nộp đơn xin cấp phép trong thời gian tới. Còn trước đó, các nước châu Âu đã thông qua vắc xin của Pfizer-BioNTech và Moderna.
Tuy nhiên, hiệu quả ngăn ngừa của vắc xin của Johnson and Johnson thấp hơn đáng kể so với hiệu quả ngăn ngừa tới 95% của hai loại vắc xin do Pfizer/BioNTech và Moderna phát triển. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm của hai hãng này được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn, chủ yếu ở Mỹ, và lúc đó các biến thể mới chưa lây lan mạnh trên toàn cầu như hiện nay.
https://bsop.com.vn/covid-19-phep-thu-cho-nhung-gia-tri-cot-loi-cua-eu/
Bên cạnh đó, bà Stella Kyriakides – Ủy viên phụ trách y tế Liên minh châu Âu (EU) cho biết cơ quan này sẽ rút ngắn quy trình phê duyệt các loại vắc xin phòng dịch: “Những loại vắc xin được nhà sản xuất nâng cấp dựa trên vắc xin trước đó nhằm chống lại các biến chủng mới, sẽ không còn phải trải qua toàn bộ quá trình cấp phép, không làm ảnh hưởng tính an toàn mà vẫn đẩy kịp tốc độ sản xuất lên nhanh hơn”.
“Ít nhất 700 triệu liều vắc-xin sẽ được đưa ra tính đến hết tháng 9/2021, và số lượng trên sẽ lớn hơn 70% tổng dân số toàn bộ các quốc gia EU”, bà nói thêm.
Châu Âu kiểm soát xuất khẩu vắc xin theo lộ trình
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết đã thống nhất kế hoạch kiểm soát xuất khẩu vắc xin từ EU và Anh nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân trên toàn châu lục.
Hãng tin Reuters dẫn lời Ủy viên thương mại châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết việc kiểm soát này sẽ kéo dài đến hết tháng 3-2021 và áp dụng đối với những loại vắc xin mà EU đã đặt mua trước. Theo đó, khu vực này có thể ngăn xuất khẩu vắc xin nếu xác định nguồn cung của mình bị ảnh hưởng. “Đây là một chính sách bảo hiểm mà các nhà lãnh đạo phải đảm bảo đạt được sự thống nhất trong toàn bộ khối để chia sẻ sử dụng vắc xin cùng nhau”, Ủy viên y tế châu Âu Stella Kyriakides nói.
https://bsop.com.vn/eu-chay-dua-phat-trien-vac-xin-ngua-cac-bien-the-sars-cov-2/
Sau Brexit, “kịch bản” nào sẽ được áp dụng trong hợp tác phân phối vắc xin giữa EU và Vương quốc Anh?
Theo tờ The Guardian (Anh), sau khi xuất hiện các thông tin phản ánh tình trạng thiếu vắc xin COVID-19 trên toàn khối, Ủy ban châu Âu đã công bố các kế hoạch cho phép cơ quan quản lý của các nước thành viên có quyền từ chối yêu cầu xuất khẩu vắc xin. Lý do là bởi vì EU đang rất lo lắng khi hãng dược AstraZeneca thông báo sẽ chỉ có thể phân phối 25% trong tổng số 100 triệu liều vắc xin theo dự kiến ban đầu sẽ phải giao trước cuối tháng 3/2021.
Để ứng phó với tình trạng thiếu vắc xin COVID-19 tại một số nước thành viên, EU có thể áp dụng cơ chế mới ngăn không cho xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin từ EU sang Anh, dẫn đến bối cảnh căng thẳng vì tiến độ cung cấp vắc xin COVID-19 giữa Anh và EU leo thang.
Tuy nhiên, việc cấm xuất khẩu vắc xin khỏi Liên minh châu Âu sẽ là lựa chọn cuối cùng, nhưng cũng có thể xảy ra trong những tình huống nhất định, và không chỉ nước Anh mà bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung vắc xin cho quốc gia mình.
*Theo dõi thông tin từ BSOP để tiếp tục cập nhật tình hình phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn châu lục cũng như thế giới.