Tạp chí uy tín về mảng đầu tư định cư - ImiDaily mới đây đã cho ra mắt bảng xếp hạng chỉ số minh bạch của các chương trình đầu tư quốc tịch. Trong đó các chương trình quốc tịch Malta, quốc tịch Caribbean độc chiếm top đầu.
Đây chính là bảng xếp hạng chỉ số về sự minh bạch của các chương trình đầu tư quốc tịch đầu tiên trên thế giới. Theo ImiDaily, mục tiêu của chỉ số này là nhằm khuyến khích các chương trình gia tăng tính minh bạch – một trong những vấn đề nhận phải nhiều sự chỉ trích nhất của ngành công nghiệp này.
Chỉ số minh bạch của các chương trình đầu tư định cư quốc tịch
Để có thể đưa ra bảng xếp hạng của mình, ImiDaily đã đánh giá 13 chương trình đầu tư quốc tịch thông qua 33 tiêu chí khác nhau, thuộc 5 chỉ số lớn:
+ Tần suất công bố báo cáo dữ liệu của các chương trình;
+ Mức độ chi tiết của các dữ liệu xử lý hồ sơ được công bố;
+ Mức độ chi tiết của các dữ liệu tài chính được tiết lộ;
+ Mức độ sẵn sàng của các dữ liệu về lịch sử phát triển của chương trình;
+ Mức độ đảm bảo tính minh bạch từ phía các chính phủ.
Chỉ số tần suất công bố báo cáo dữ liệu của các chương trình
Mỗi chương trình được đánh giá một trong 5 mức điểm số dựa trên tần suất công bố các báo cáo. Điểm số cao nhất là 100% với các báo cáo được công bố hàng tháng, thấp nhất là 0% với các chương trình không có kế hoạch báo cáo cụ thể.
Kết quả là không có chương trình đầu tư quốc tịch hiện hành nào đạt được điểm số tối đa. Điểm cao nhất ở hạng mục này thuộc về chương trình Grenada, với các báo cáo hàng quý.
Xếp ngay phía sau là các chương trình của Malta và Saint Lucia, với điểm số 40% nhờ các báo cáo thường niên. 3 chương trình của Campuchia, Ai Cập và Bắc Macedonia không giành được điểm nào cả vì chưa từng công bố bất cứ báo cáo nào.
Chỉ số về mức độ chi tiết của các dữ liệu xử lý hồ sơ
Với hạng mục này, các chương trình được tính điểm theo 10 tiêu chí khác nhau, là các loại dữ liệu về quá trình xử lý hồ sơ được công bố, sau đó quy đổi ra % đạt được tính trên tổng số điểm tối đa là 16. Các tiêu chí này bao gồm:
Lượng hồ sơ đương đơn chính (điểm tối đa: 2)
Lượng hồ sơ người phụ thuộc (1)
Lượng hồ sơ đương đơn chính được phê duyệt (2)
Lượng hồ sơ người phụ thuộc được phê duyệt (1)
Lượng hồ sơ bị từ chối (2)
Lượng hồ sơ theo các quốc gia (2)
Lượng hồ sơ được phê duyệt tính theo các quốc gia (2)
Lượng hồ sơ bị từ chối tính theo các quốc gia (2)
Lượng người phụ thuộc trung bình trên mỗi đương đơn chính (1)
Lượng người phụ thuộc trung bình trên mỗi đương đơn chính tính theo các quốc gia (1)
Kết quả, chương trình Saint Lucia đạt điểm số cao nhất (63%) ở hạng mục này. Một điều khá bất ngờ khi chương trình Malta – vốn được coi là “kiểu mẫu”, chỉ xếp đồng hạng hai cùng chương trình Grenada với điểm số 56%.
Điểm vượt trội của Saint Lucia so với 2 chương trình xếp sau là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin về quốc tịch của các nhà đầu tư, điều mà cả 2 chương trình còn lại không làm được. Malta có phần “gỡ gạc” lại chút khi cung cấp thông tin về “khu vực” mà nhà đầu tư sinh sống.
Chỉ số về mức độ công khai dữ liệu tài chính
Tương tự như chỉ số trên, các chương trình được tính điểm theo 8 tiêu chí là các dạng thông tin về tài chính có trong báo cáo, với tổng điểm tối đa là 13:
Tổng số tiền đầu tư (điểm tối đa: 2)
Tổng số tiền quyên góp (2)
Tổng số tiền chi phí nộp cho phía chính phủ (2)
Tổng số hồ sơ theo từng lựa chọn đầu tư (2)
Tổng số hồ sơ theo từng lựa chọn đầu tư và đất nước quê hương nhà đầu tư (1)
Số tiền đầu tư trung bình (1)
Số tiền đầu tư trung bình theo đất nước quê hương nhà đầu tư (1)
Chi tiết về việc giải ngân/giữ lại dòng vốn từ chương trình của chính phủ (2)
Kết quả, Malta là chương trình đầu tư quốc tịch cởi mở nhất về việc tiết lộ thông tin về dòng tiền ra/vào, với điểm số 92%. Malta chỉ không đạt được điểm số tối đa do ngần ngại trong việc công bố thông tin quốc tịch nhà đầu tư.
Đảo quốc Caribbean Antigua & Barbuda xếp ngay phía sau với điểm số rất cao là 85%. Đáng chú ý là có tới 8/13 chương trình đạt điểm số cực kỳ thấp (0-15%) ở chỉ số này. Cho thấy đây là một mảng thông tin vẫn còn “nhạy cảm” với phía các chính phủ có chương trình đầu tư quốc tịch.
Chỉ số về mức độ sẵn sàng của các dữ liệu về lịch sử phát triển của chương trình
Chỉ có Malta và Saint Lucia là 2 chương trình đạt điểm số tối đa 100% ở hạng mục này. Họ công khai tất cả dữ liệu lịch sử các năm từ khi triển khai chương trình tới hiện tại. Xếp phía sau là Grenada và Antigua & Barbuda với việc cung cấp dữ liệu của hầu hết các năm.
Chỉ số về mức độ đảm bảo tính minh bạch từ phía các chính phủ
Một số biện pháp thủ tục cụ thể là tối quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, công khai, bình đẳng của các chương trình đầu tư định cư. ImiDaily đã lựa chọn ra 5 tiêu chí để đánh giá, với cùng mức điểm tối đa là 1:
Các khoản chi của chính phủ cho các tổ chức tư nhân được công bố cụ thể;
Danh sách người đại diện chính thức của chương trình được công bố rộng rãi;
Các điều khoản hẹn làm việc với người đại diện được xác định và công bố rõ ràng;
Các bản báo cáo được thực hiện bởi một cơ quan độc lập;
Những người đại diện thiếu uy tín được liệt vào một bản “danh sách đen”.
Với bộ tiêu chí này, Malta là chương trình ghi điểm 100% tuyệt đối. Xếp thứ hai là các chương trình đầu tư quốc tịch của Dominica, Saint Kitts & Nevis, và Saint Lucia.
Tổng kết 5 chỉ số
Sau khi tổng hợp lại các chỉ số nhỏ ở trên, chương trình đầu tư quốc tịch Malta là cái tên đạt số điểm cao nhất, lên tới 86%. Xếp ngay sau quốc gia Nam Âu là 3 chương trình đầu tư quốc tịch vùng Caribbean, gồm Antigua & Barbuda, Saint Lucia, và Grenada.
Đây là bảng xếp hạng sau cùng của chỉ số minh bạch các chương trình đầu tư quốc tịch. Dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng rõ ràng đây là một thông tin vô cùng hữu ích với các nhà đầu tư đang có ý định sở hữu một “quốc tịch thứ hai” đáng đồng tiền bát gạo nhất.
Đầu tư quốc tịch thứ hai: Chọn Malta hay các nước vùng Caribbean
Kể từ khi ra mắt thị trường năm 2014, chương trình Malta đã trở thành tiêu chuẩn vàng của các chương trình đầu tư quốc tịch. Đánh giá này dựa trên các yếu tố như: thủ tục rõ ràng, quyền lợi tuyệt vời. Bảng xếp hạng mới nhất ở phía trên của ImiDaily càng khẳng định vị thế hàng đầu của chương trình đầu tư quốc tịch Malta. Tuy nhiên chương trình này không phải là không có những hạn chế đáng chú ý.
Đầu tiên phải kể đến chính sách “quay lưng” với các chương trình hộ chiếu vàng của EU. Điều này dẫn tới việc các nước thành viên EU lần lượt đóng cửa các chương trình golden passport. Về phần Malta, tuy chưa chính thức ngừng chương trình, song nhà chức trách nước này đã không ít lần hứa hẹn với EU.
Vì vậy các nhà đầu tư muốn tham gia chương trình quốc tịch Malta lúc này cần phải hoàn tất quy trình một cách nhanh nhất có thể, tránh những yếu tố rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào.
Một yếu tố khác là yêu cầu đầu tư khá cao của chương trình này. Khiến nó nằm ngoài tầm với đối với các nhà đầu tư diện “trung lưu” ở Việt Nam.
Caribbean – điểm đến đầu tư quốc tịch hấp dẫn với người Việt Nam
Nếu coi trọng tầm ảnh hưởng của 2 yếu tố trên, nhà đầu tư Việt có thể chuyển hướng sang các nước Caribbean. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên tuyệt đẹp. Khí hậu tương tự Việt Nam, dễ thích nghi. Hiện có rất nhiều quốc gia Caribbean triển khai các chương trình đầu tư quốc tịch.
Chi phí của các chương trình này lại vô cùng phải chăng. Trong khi đó lại mang lại cho nhà đầu tư quyền tự do di chuyển vô cùng rộng lớn. Đặc biệt một số chương trình như của Grenada còn giúp nhà đầu tư đủ điều kiện xin Visa E-2 – đưa cả gia đình tới Mỹ sinh sống và làm việc.
Nhà đầu tư quan tâm tới các chương trình đầu tư định cư quốc tế, vui lòng liên hệ ngay với BSOP theo hotline 0904 966 797 để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666