Trang chủ » Kịch bản nào cho phân phối vắc xin Covid-19 tại châu Âu?
Kịch bản nào cho phân phối vắc xin Covid-19 tại châu Âu?
12/03/2021
Trong một cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào cuối tháng 2 vừa qua tại tòa nhà Europa ở Brussels, các nhà ngoại giao đại diện cho 27 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) dường như rơi vào "bế tắc" với việc thống nhất một thoả thuận cho việc phân phối vắc xin Covid-19 trên toàn lục địa.
EU dường như đang “mắc kẹt”?
Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu đã chi trả hàng tỉ euro để mua vắc xin từ các nhà sản xuất trên toàn cầu nhằm đưa vắc xin Covid-19 về lục địa trong cuộc chiến chống đại dịch cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân châu Âu mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi những nhà sản xuất đã cắt giảm số lượng sản xuất tại các nhà máy, dẫn đến quy trình vận chuyển đơn đặt hàng tới các nước chẫm trễ và EU bị mắc kẹt trong cuộc chiến đảm bảo phân phối bình đẳng cho tất cả quốc gia thành viên.
Đây là khoảng thời điểm nhạy cảm với EU, “họ bối rối và tức giận về nguồn cung cấp vắc xin”. Lãnh đạo EU đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% người trưởng thành vào cuối mùa hè năm nay. Tuy nhiên, chiến lược này nhiều khả năng không thành công và các chi tiết về những thỏa thuận tối mật liên tục bị rò rỉ, làm dấy lên nghi ngờ về năng lực của EU thực hiện các hợp đồng mà trước đó liên minh này thay mặt các quốc gia thành viên ký kết với các đối tác cung cấp vắc xin.
Với một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của trên 700.000 người châu Âu như Covid-19, việc chậm trễ sản xuất vắc xin của các công ty như AstraZeneca và Pfizer sẽ đẩy hàng triệu người dân vào nguy cơ mắc bệnh trong mùa Đông năm nay, đặc biệt là khi các biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang đặc tính lây truyền nhanh hơn.
Theo dữ liệu công khai, Anh – quốc gia đã chính thức rời EU – đang triển khai tiêm chủng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia EU nào. Các nhà ngoại giao lo ngại Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ thua trong cuộc chiến giành vắc xin khi nhà sản xuất AstraZeneca là một công ty của Anh. Họ hối thúc EC hạ giọng trong cuộc tranh cãi với AstraZeneca để được cấp thuốc sớm nhất có thể.
Hy vọng cho việc phân phối vắc xin Covid-19 tại EU
Các dữ liệu hải quan ban đầu cho thấy hàng triệu vắc xin Covid-19 đã được xuất khẩu trong những ngày đầu năm 2021 từ EU sang Anh, Canada, Israel và Trung Quốc. Ngược lại, Anh, Israel và Canada cho biết họ đã nhận được vắc xin Pfizer từ EU, riêng Anh đã nhận được thêm của AstraZeneca từ EU.
Bà Gallina – nhà đàm phán cấp cao của EC nhấn mạnh EU sẽ thiết lập một cơ chế mới nhằm theo dõi và cấp phép xuất khẩu vắc xin. Các luật sư của EU cũng có thể xem xét sử dụng một số lý luận pháp lý để gây sức ép buộc các đối tác phải cung cấp nhiều vắc xin hơn.
Rất may, sau nhiều nỗ lực đàm phán và kết nối các quốc gia thành viên, Chủ tịch EC Von der Leyen đăng tải trên Twitter mới nhất thông báo EU đã đạt được “bước tiến về vắc xin” khi AstraZeneca cam kết tăng cường giao hàng. EU sẽ có thêm 1 triệu liều vắc xin mỗi tuần từ AstraZeneca.
*Quý nhà đầu tư tiếp tục theo dõi các thông tin về tình hình phân phối vắc xin trên toàn cầu tại các kênh truyền thông của BSOP.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ thương mại toàn cầu, mới đây Mỹ đã quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước không khỏi lo lắng. Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định này? Những ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nặng nề? Và đâu là lối đi cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầy biến động?
Mỹ bất ngờ áp thuế nhập khẩu lên tới 46% với hàng hóa Việt Nam – một cú sốc khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại. Thế nhưng, trong thách thức luôn tiềm ẩn cơ hội. Giống như cách người Nhật thả cá mập nhỏ vào bể để giữ cá luôn tươi sống, cú đánh thuế này có thể chính là “con cá mập nhỏ” khiến doanh nghiệp Việt phải vận động, thức tỉnh và chủ động vươn ra toàn cầu.
Bồ Đào Nha, một trong những điểm đến phổ biến cho các nhà đầu tư quốc tế, đang tiến hành nỗ lực đáng kể để giải quyết hồ sơ đang chờ xử lý hồ sơ Golden Visa.
Châu Âu – lục địa cổ kính với dấu ấn lịch sử hàng nghìn năm – là nơi hội tụ của thủ đô các nước châu Âu đa dạng và phong phú về văn hóa, kiến trúc và lịch sử. Từ những con phố cổ kính ở Rome với 2.800 năm lịch sử đến những kiến trúc hiện đại ở Copenhagen, mỗi thủ đô đều mang những nét đặc trưng riêng biệt.
Việc đầu tư bất động sản tại Tây Ban Nha không chỉ mở ra cơ hội sở hữu tài sản giá trị mà còn đảm bảo dòng tiền thụ động ổn định, đồng thời mang lại quyền lợi định cư hấp dẫn. Một khách hàng của BSOP đã thành công với chiến lược này và hiện đang chuẩn bị nhận thẻ Golden Visa sau khi hoàn tất các bước đầu tư.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]