Trang chủ » Malta đứng đầu bảng xếp hạng hộ chiếu CBI tốt nhất năm 2019
Malta đứng đầu bảng xếp hạng hộ chiếu CBI tốt nhất năm 2019
22/08/2019
Best Citizenships đã công bố bảng xếp hạng hộ chiếu CBI (Citizenship By Investment) tốt nhất năm 2019 và Malta là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng này.
Theo đó, Best Citizenships đã chấm điểm dựa trên 25 tiêu chí với thang điểm tối đa 150. Một số tiêu chí xếp hạng đáng chú ý gồm có:
– Chi phí đầu tư (5 điểm): phí đầu tư càng ít thì điểm càng cao
– Quốc gia an toàn (10 điểm): Chỉ số an toàn quốc gia dựa trên tỷ lệ tội phạm thấp, Grenada xếp hạng cao nhất, tiếp đến là Síp và Malta.
– Hộ chiếu (10 điểm): Sức mạnh hộ chiếu được đo lường bằng tổng số quốc gia miễn thị thực cho cuốn hộ chiếu đó. Dựa vào chỉ số hộ chiếu từ Henley 2019, Malta (182) và Síp có quyền truy cập cao nhất vào các quốc gia miễn thị thực.
– Thời gian xử lý hồ sơ hộ chiếu CBI (10 điểm): Theo đó, Síp là quốc gia có thời gian nhanh nhất (6 tháng), Malta khoảng 12 – 15 tháng , nhiều người không nhận ra Bulgaria cũng là một trong những nước có hộ chiếu tốt nhất EU, nhưng thời gian xử lý hồ sơ phải mất hơn 20 tháng.
– Quốc tịch kép (5 điểm): Hầu hết các quốc gia có chương trình CBI đều cho phép công dân sở hữu song tịch.
– Quyền công dân EU (10 điểm): Quốc tịch EU là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm quốc tịch thứ hai. Hiện nay chỉ có Síp, Malta và Bulgaria có toàn quyền công dân EU tại các quốc gia thành viên. Montenergro và Moldova không cung cấp quyền công dân EU.
– Miễn visa vào Mỹ: Malta là quốc gia duy nhất là một phần của chương trình miễn thị thực (VWP) với Hoa Kỳ (yêu cầu ESTA). Tất cả các quốc gia khác yêu cầu thị thực đến thăm Hoa Kỳ.
– Miễn visa vào Canada (5 điểm): Malta, Síp, Bulgaria và Samoa là bốn hộ chiếu duy nhất có visa miễn phí vào Canada. Tất cả các hộ chiếu CBI khác yêu cầu thị thực đến thăm Canada.
– GDP bình quân đầu người (5 điểm): Malta và Síp là những quốc gia giàu nhất ở châu Âu. Antigua là quốc gia giàu nhất vùng Caribbean về GDP bình quân đầu người.
– Giáo dục (5 điểm): Hệ thống giáo dục tốt nhất ở các nước CBI dựa trên chỉ số. Síp có hệ thống giáo dục tốt nhất trong số tất cả các nước CBI, tiếp theo là Malta ở vị trí thứ hai.
– Chăm sóc sức khỏe (5 điểm): Hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại các nước CBI. Malta có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất, tiếp theo là Síp trong số các nước CBI.
– Xếp hạng HDI (10 điểm): Chỉ số phát triển con người tốt nhất đo lường điều kiện sống chất lượng cao ở các quốc gia CBI dựa trên UN HDR. Malta ghi điểm cao nhất cho HDI trong số các nước CBI theo sát bởi Síp.
– Thuế thu nhập cá nhân (5 điểm):. Các quốc gia Caribbean không có thuế thu nhập cá nhân. Malta, Bulgaria và Bulgaria có khoảng 35% thuế TNCN.
– Tiền tệ mạnh (5 điểm): Euro là một loại tiền tệ mạnh được sử dụng bởi các quốc gia CBI gồm có Malta, Síp và Montenegro.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động kinh tế - chính trị khó lường, xu hướng “đa dạng hóa rủi ro” và dịch chuyển tài sản ra khỏi biên giới quốc gia đang trở thành giải pháp phổ biến của giới đầu tư toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư Việt, đây không chỉ là cách để bảo vệ tài sản, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai toàn cầu cho cả gia đình.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]