Những nguy cơ, rủi ro ngày càng tăng cao trong bối cảnh thế giới đang có quá nhiều biến đổi khiến các nhà đầu tư buộc phải rời khỏi “vùng an toàn”, đưa ra các quyết định sáng suốt nhất nhằm bảo vệ khả năng thành công của “mục tiêu cốt lõi” mà bản thân hướng tới.
Thế giới đang trải qua cuộc “đại tái thiết”
Năm 2021 khởi động với hệ lụy từ những sự kiện làm thay đổi thế giới trong năm 2020 trước đó. Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến cực kỳ phức tạp và khó lường trên quy mô toàn cầu. Các biến chủng mới, các thành phố, quốc gia “siêu lây nhiễm” mới, khiến kinh tế toàn cầu phải đối mặt với thử thách chưa từng có. Điều này làm cho cán cân xử lý khủng hoảng giữa các quốc gia đang thay đổi. Đòi hỏi mỗi quốc gia phải thực hiện các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô, điều chỉnh chính sách đầu tư, đưa ra các chính sách kiểm soát đi lại và thực hiện chiến lược tiêm phòng vaccine hợp lý.
Khi năm 2021 khép lại, nhiều quốc gia trên thế giới đã thu được “trái ngọt” từ chiến lược đối đầu COVID-19 hiệu quả và đặt quyết tâm trở lại mạnh mẽ. Tuy nhiên quyết tâm đó đang phải đối diện với nhiều khó khăn trở ngại. Bởi quá trình hồi phục của các quốc gia là không cân bằng, trong khi nguy cơ từ các biến chủng mới vẫn luôn hiện hữu. Kết quả là chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa thể hồi phục nhanh như mong đợi. Nhiều người cho rằng thế giới sẽ không bao giờ trở lại như những gì thường thấy trước đại dịch nữa, thay vào đó là sự chấp nhận sống chung với COVID-19 trong một trạng thái “bình thường mới”.
Dưới góc nhìn vi mô, bối cảnh mới này là một thử thách cực đại về ý chí, quyết tâm và sự sáng suốt của mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là với các nhà đầu tư. Mỗi quyết định của họ trong thời gian tới sẽ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa thách thức và cơ hội để có thể thu về kết quả tối ưu nhất.
Trong “nguy” có “cơ” – Thời điểm vàng cho các nhà đầu tư sáng suốt
Những nguy cơ tiềm ẩn trong bối cảnh “bình thường mới” đã được đào sâu phân tích rất nhiều trong thời gian qua, bởi các chuyên gia hàng đầu trên khắp thế giới. Điều này khẳng định rằng những nguy cơ ấy là có thật và không thể xem thường.
Tuy nhiên, nguy cơ càng cao cũng kéo theo nhiều tiềm năng lớn về lợi nhuận. Chính vì vậy, trạng thái “bình thường mới” hiện nay cũng là cơ hội cực lớn để các doanh nghiệp, doanh nhân thu về những thành tựu đột phá nhờ việc giải được bài toán cân bằng giữa lợi ích thu lại, với mức rủi ro thấp nhất có thể kiểm soát.
Với sự song hành không thể thay đổi giữa “Nguy” và “Cơ” như vậy, hơn lúc nào hết, các nhà đầu tư cần tính đến việc xây dựng những kế hoạch dự phòng, nhằm đảm bảo được các mục tiêu cá nhân cốt lõi đặt ra, trong những tình huống xấu nhất.
Phương án dự phòng – Plan B cần được xây dựng ngay khi xây dựng phương án chính – Plan A, nhằm có những lựa chọn thích hợp khác khi có sự kiện bất ngờ xảy ra, đặc biệt là những rủi ro nhắm tới các mục tiêu quan trọng trong Plan A. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn làm việc này.
Kế hoạch chính thức – Plan A luôn là sản phẩm được mọi người dồn nhiều tâm huyết nhất. Việc xây dựng Plan A một cách hoàn hảo sẽ đòi hỏi mỗi cá nhân phải khai thác tối đa mọi nguồn lực của bản thân. Khi đã ở trong “vùng an toàn”, cảm thấy quá an tâm với Plan A rồi, sẽ không nhiều người đánh giá mức độ rủi ro mình đối diện đủ nguy hiểm để phải bỏ thời gian và công sức cho Plan B nữa. Chính vì vậy, việc dành một phần tâm huyết và cảm xúc để xây dựng một kế hoạch mang tính dự phòng, tạo “tấm khiên bảo vệ” cho các mục tiêu cốt lõi lúc này sẽ là điều giúp các nhà đầu tư sáng suốt nhất tạo ra khác biệt so với phần còn lại.
Plan B tại nước ngoài – Bước ra thế giới để bảo vệ mục tiêu cốt lõi
Khi đã ra quyết tâm xây dựng một kế hoạch thứ hai cho bản thân, câu hỏi tiếp theo mà nhà đầu tư cần trả lời là lựa chọn hình thức nào cho Plan B. Đây thực ra không phải là một câu hỏi khó, nếu nhà đầu tư nắm chắc được mục tiêu cốt lõi mà mình muốn nhắm tới. Từ mục tiêu ấy, hãy đặt thêm các câu hỏi cho chính mình, để mở ra một hướng đi khác. Hướng đi đó có thể đơn giản hơn, có thể phức tạp hơn, nhưng đích đến sau cùng vẫn là mục tiêu cốt lõi ban đầu.
Có rất nhiều hình thức Plan B mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn. Một trong số đó là hướng đầu tư quốc tế. Đó là một hướng đi đầy thử thách, song cũng mang nhiều tiềm năng lớn rất đáng để chinh phục.
Với các nhà đầu tư quan tâm đến bất động sản, việc đầu tư bất động sản quốc tế sẽ giúp họ tận dụng môi trường kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp, ổn định tại các quốc gia phát triển. Họ sẽ có thể sở hữu các bất động sản chất lượng cao với chi phí hợp lý. Ngoài ra, xu hướng tăng trưởng ổn định, an toàn tại các quốc gia này sẽ giúp họ dễ dàng quy hoạch tài chính trong trung hạn và dài hạn.
Với các nhà đầu tư muốn đẩy mạnh kinh doanh, mở doanh nghiệp tại nước ngoài, việc này sẽ giúp họ tận dụng hạ tầng kỹ thuật, nền tảng công nghệ tại các quốc gia phát triển. Ngoài ra, lực lượng lao động có tay nghề giỏi, năng suất cao, cùng các ưu đãi về thuế quan tại các nước phát triển sẽ giúp cho họ có thể tạo ra được các sản phẩm chất lượng cao để quay trở lại chinh phục thị trường Việt Nam. Với các nhà đầu tư muốn nghỉ ngơi, tận hưởng thành quả sau hàng chục năm lăn lộn trên thương trường, có thể lựa chọn nghỉ hưu tại nước ngoài, với các phúc lợi tuyệt vời về y tế, nghỉ dưỡng, đặc biệt là về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Một hình thức Plan B hoàn hảo, giúp các nhà đầu tư Việt cùng lúc có được tất cả các quyền lợi kể trên, đó chính là đầu tư nhận thẻ cư trú, quốc tịch thứ hai. Đây có thể coi là con đường ngắn nhất để trở thành một công dân toàn cầu. Từ đó mở ra cho nhà đầu tư cơ hội để thực hiện mọi kế hoạch dự phòng mong muốn trên phạm vi toàn thế giới.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, việc lên phương án dự phòng rủi ro càng trở nên cấp bách. Các biến cố lớn có thể đến bất cứ lúc nào, cuốn phăng mọi thành quả, nỗ lực của chúng ta. Khi điều đó xảy ra, người có càng nhiều sẽ mất càng nhiều. Một kế hoạch dự phòng – Plan B tại nước ngoài sẽ giúp chúng ta luôn “dự trữ” được cho tương lai, quản lý tốt mọi rủi ro, đảm bảo cho bản thân và gia đình một tương lai trọn vẹn.
Một số chương trình đầu tư sở hữu thẻ cư trú, quốc tịch phổ biến có thể kể đến như:
– Chương trình đầu tư quốc tịch các quốc gia Caribbean chỉ từ 100.000 USD
– Chương trình đầu tư quốc tịch Malta với vốn đầu tư khoảng 800.000 EUR
– Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha với mức đầu tư vào bất động sản từ 350.000 EUR
– Chương trình đầu tư bất động sản nhận thẻ xanh Síp chỉ từ 300.000 EUR
– Chương trình đâu tư thẻ cư trú Hungary chỉ từ 196.000 EUR
– Chương trình nhận thẻ cư trú Đức thông qua mở doanh nghiệp với vốn điều lệ từ 25.000 EUR
Nhà đầu tư hãy liên hệ tới BSOP để được tư vấn chi tiết về các chương trình đầu tư định cư trên thế giới thông qua hotline 0904 966 797 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY.
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666