0989 13 6666

Tiếp bước châu Âu, vắc xin ngừa COVID-19 “đổ bộ” Đông Nam Á

03/03/2021

Đông Nam Á đã nhận được hàng trăm ngàn liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên, theo đó, Thái Lan trở thành quốc gia mới nhất ở khu vực bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, các quốc gia cũng chính thức gia nhập "cuộc đua" vắc xin ngừa COVID-19 bằng cách tụ triển khai phát triển và sản xuất trong nước.

vac xin ngua COVID-19

Những liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên về đến Đông Nam Á

Sau rất nhiều nỗ lực, COVAX – sáng kiến nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng vắc xin COVID-19 cho tất cả quốc gia trên thế giới – đã chính thức đưa những lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên về đến Đông Nam Á. Hôm 28/2/2021, liều vắc xin đầu tiên – sử dụng vắc xin Hãng Sinovac Biotech của Trung Quốc – đã được tiêm cho Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul.

Thái Lan tiếp nhận 200.000 liều vắc xin Hãng Sinovac đầu tiên từ Trung Quốc và 117.000 liều vắc xin của Hãng AstraZeneca. Thái Lan dự kiến bắt đầu chương trình phân phối 10 triệu liều vắc xin một tháng vào tháng 6 tới, với 61 triệu liều vắc xin Hãng AstraZeneca sẽ do công ty địa phương Siam Bioscience sản xuất. Theo Hãng tin Bloomberg, xứ sở chùa vàng muốn tiêm chủng cho 50% dân số nước này tính tới cuối năm 2021, trong bối cảnh chính phủ nỗ lực mở lại biên giới vốn đã bị đóng cửa trong gần một năm qua để chống dịch và làm hồi sinh ngành du lịch đã chịu tác động nặng nề từ đại dịch.

Trong khi đó, Malaysia đã nhận lô vắc xin đầu tiên của Hãng Sinovac với tổng cộng 200 lít (sau đó được chia thành 300.000 liều) hôm 27/2/2021. Cách đó một tuần, hôm 21/2/2021, Malaysia tiếp nhận lô vắc xin đầu tiên gồm 312.390 liều của Hãng Pfizer/BioNTech. Đến ngày 24/2/2021, Thủ tướng Tan Sri Muhyiddin Yassin trở thành người đầu tiên ở Malaysia tiêm vắc xin này, bắt đầu khởi động chương trình tiêm chủng quốc gia. Malaysia dự kiến tiếp nhận 66,7 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 thông qua chương trình COVAX và hợp đồng ký với 5 hãng sản xuất gồm Pfizer/BioNTech, AstraZeneca/Oxford, Sinovac, CanSinoBIO và Sputnik V. Số vắc xin này đủ tiêm cho tới gần 110% dân số của Malaysia.

Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Singapore, Brunei cũng đã tiếp nhận những lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên từ nước ngoài.

Theo Hãng tin Reuters, dù là nước có tổng số ca bệnh COVID-19 cao thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Indonesia) cho tới nay, Philippines là quốc gia cuối cùng trong khối ASEAN tiếp nhận lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên. 

EU chạy đua phát triển vắc-xin ngừa các biến thể SARS-CoV-2

Các quốc gia Đông Nam Á tự phát triển vắc xin ngừa COVID-19

Bên cạnh việc tìm kiếm các thỏa thuận vắc xin với các công ty lớn trên thế giới và chương trình vắc xin toàn cầu COVAX, các quốc gia Đông Nam Á đã và đang tham gia vào cuộc đua nóng nhất hiện nay là tự phát triển vắc xin ngừa COVID-19.

Indonesia đang tự phát triển 57,6 triệu liều vắc xin Merah Putih. Ngoài ra, Sinovac sẽ chuyển 45 triệu liều vắcxin dưới dạng nguyên liệu thô tới nhà máy sản xuất vắc xin PT Bio Farma của Indonesia vào đầu năm 2021 và để quốc gia vạn đảo này hoàn thành nốt việc điều chế còn lại để ra được sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng.

Châu Âu bật đèn xanh cho vắc xin AstraZeneca. Xuất khẩu vắc xin COVID-19 theo lộ trình

Malaysia đã tiến hành thử nghiệm vắc xin COVID-19 đầu tiên ở nước này trong tháng 12/2020, theo một phần thỏa thuận giữa chính phủ nước này với Trung Quốc.

Singapore đang có lợi thế hơn các nước Đông Nam Á khác trong cuộc đua này. Quốc đảo giàu có này đã đầu tư 750 triệu USD vào vắc xin ngừa COVID-19, nhắm đến các sản phẩm của Moderna, Pfizer và Sinovac, cũng như hợp tác phát triển vắc xin ngừa COVID-19 với Công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ).

Không muốn chỉ dựa vào vắc xin của nước ngoài, Thái Lan cũng đang phát triển vắc xin sử dụng công nghệ mRNA, dự kiến sẽ sẵn sàng để cung cấp cho người dân vào cuối năm 2021.

Hãng tin Bloomberg đưa tin Việt Nam cũng đang phát triển các vắcxin của riêng mình cũng như tìm kiếm các thỏa thuận vắcxin với các hãng dược lớn tại Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga. Ngày 10/12/2021, Việt Nam chính thức thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 “made in Vietnam” của Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen trên người.

*Các thông tin về tình hình tiêm chủng và phát triển vắc xin ngừa COVID-19 sẽ tại các khu vực sẽ tiếp tục được BSOP cập nhật tại website của chúng tôi. 

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

=> Truy cập để biết thêm về sản phẩm định cư và đầu tư của BSOP

=> Truy cập để biết thêm thông tin định cư đảo Síp của BSOP

=> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Đức của BSOP 

=> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Pháp của BSOP

=> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Bồ Đào Nha của BSOP

Đánh giá bài viết

Tin tức cùng chuyên mục

23/05/2022

Event “SỨC NÓNG THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VỚI ...

Sáng 21/05/2022, event "Sức nóng thị trường đầu tư quốc tế với người Việt" do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, đưa đến cho các nhà đầu tư tham dự chương trình nhiều thông tin "nóng hổi" về thị trường đầu tư định cư quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động BSOP event được tổ chức dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận và đánh giá phản hồi từ quý nhà đầu tư với các chương trình định cư được BSOP triển khai.

25/08/2021

Các nguyên thủ châu Âu trong kỷ nghỉ hè sau ...

Tháng 6 và 7 vừa qua, những người đứng đầu các quốc gia chống dịch tốt tại châu Âu đã nhiều hoạt động thú vị trong kỳ nghỉ hè sau Covid-19. Đa số dành thời gian bên gia đình, bạn bè tại dinh thự nổi tiếng hay những bãi biển tuyệt đẹp.

21/08/2021

Du lịch châu Âu hưởng lợi bất ngờ từ Covid-19

Nhờ Covid-19, nhiều thành phố nổi tiếng ở châu Âu nhận ra rằng họ thật sự cần những du khách "sang, xịn" chứ không phải chạy theo số lượng như lâu nay. Đây là lợi ích bất ngờ từ đại dịch, dường như đang "cải cách" nhận thức và tư duy hoạt động của toàn ngành du lịch nơi đây.

19/08/2021

Xếp hạng 25 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới ...

Henley & Partners vừa cập nhật Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất toàn cầu mới nhất của quý 3 năm 2021. Đứng đầu bảng là Nhật Bản và xếp cuối cùng là Afghanistan, và chiếm đa số trong top 10 vẫn là hộ chiếu các quốc gia châu Âu.

13/08/2021

Hơn 60% người trưởng thành ở châu Âu hoàn thành ...

EU cho biết hơn 200 triệu người trưởng thành, tương đương hơn 55% dân số, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới hiện nay. Con số đầy ấn tượng này thậm chí đã vượt qua cả Mỹ về tỷ lệ dân số được tiêm chủng, châu Âu đang đến gần miễn dịch cộng đồng hơn bao giờ hết.

Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]