Cộng hòa Síp gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004 và chính thức sử dụng đồng Euro vào năm 2008. Đến tháng 9/2019, Síp đã bắt đầu quá trình gia nhập Schengen. Nhưng việc này vẫn chưa được thông qua do có tranh chấp về biên giới.
Hiệp ước Schengen được thiết lập từ năm 1985 cho phép người dân của các nước tham gia được tự do đi lại trong khu vực. Những quốc gia xin gia nhập cần phải đáp ứng được các tiêu chí liên quan đến việc kiểm soát biên giới, phòng chống tội phạm, sẵn sàng chia sẻ thông tin và có hệ thống xử lý yêu cầu từ những người di cư và tị nạn.
Chính sách thống nhất đất nước của tân Tổng thống Síp
Mới đây, trong bài phát biểu nhậm chức tại Nicosia của Tổng thống Nikos Christodoulides, ông hy vọng sẽ thống nhất quốc đảo Địa Trung Hải. Euronews trích dẫn bài phát biểu của ông Christodoulides: Mối quan tâm lớn nhất của tôi là chấm dứt sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ và thống nhất đất nước của chúng ta. Tôi sẽ làm mọi cách để phá vỡ bế tắc, khởi động lại đối thoại, tạo điều kiện giải quyết vấn đề Síp.
Ở Síp mà tôi hình dung, không có “chúng tôi” và “bọn họ”. Ở Síp mà tôi hình dung, tôi sẽ là Tổng thống của tất cả người Síp.
Nếu mục tiêu thống nhất đất nước của ông Christodoulides trở thành hiện thực, việc gia nhập Schengen của Síp cũng sẽ dễ dàng được thông qua (dự kiến vào cuối năm 2023). Bởi đây là điều kiện tiên quyết mà Síp cần phải hoàn thiện.
Lợi ích khi Síp gia nhập Schengen là gì?
Khi trở thành quốc gia thành viên của khuc vực không biên giới, Síp sẽ được hưởng một số lợi ích hấp dẫn cho công dân, doanh nghiệp và cả quốc gia.
Lợi ích dễ dàng nhận ra nhất, đó chính là quyền tự do đi lại không biên giới ở 27 quốc gia thành viên, gồm: Ba Lan, Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Croatia.
Việc Síp gia nhập Schengen thành công chắc chắn sẽ thúc đẩy ngành du lịch trọng điểm của quốc gia này. Thu nhập từ du lịch đang chiếm hơn 20% GDP của Síp. Năm 2019, Síp đã thu hút gần 4 triêu khách du lịch, mang lại tổng doanh đạt 2,7 tỷ euro.
Síp cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng về tỷ lệ người nhập cư và thương mại xuyên biên giới. Công dân các nước có thể dễ dàng đến thẳng Síp, tham gia vào các hoạt động kinh doanh, lực lượng lao động, điều này sẽ góp phần giúp cho nền kinh tế sôi động hơn. Trong chuyến công tác tháng 3 vừa qua, BSOP nhận thấy quốc gia này đang là nơi hội tụ của rất nhiều chuyên gia, freelancer làm việc từ xa.
Giá bất động sản cũng sẽ tăng lên do nhu cầu tăng cao. Các nhà đầu tư đến từ Đức, Thụy Sĩ, Mỹ… đang đổ xô về hòn đảo này để săn đón các cơ hội đầu tư cao cấp. Một khía cạnh quan trong khác, nhu cầu đầu tư bất động sản nhận thẻ xanh ngày càng hấp dẫn hơn với người nước ngoài.
Thị trường bất động sản Síp đang trở nên sôi động hơn rất nhiều, với mức độ hoạt động giao dịch trong năm 2022, vượt kỳ vọng, đạt mức cao kỷ lục 5,2 tỷ euro về giá trị, ghi nhận doanh thu hàng năm tăng 27% so với năm 2021. Trong đó, người nước ngoài mua nhà tại Síp tăng lên 61%. Giá bất động sản tăng trưởng từ 5% – 6% năm 2022.
Nếu Síp gia nhập Schengen, chương trình đầu tư thẻ xanh vĩnh viễn có ảnh hưởng gì không?
Síp gia nhập Schengen thành công sẽ mang lại nhiều quyền lợi hơn cho những nhà đầu tư đã sở hữu thẻ xanh của quốc gia này.
Tuy nhiên, chương trình cấp Thẻ xanh vĩnh viễn diện đầu tư sẽ khó có khả năng tiếp tục được duy trì. Thay vào đó, chương trình sẽ phải chuyển sang hình thức cấp thẻ có thời hạn, giống như chương trình của Bồ Đào Nha và Hungary.
Đây mới chỉ là dự đoán, nhưng, nếu nhà đầu tư thực sự có nhu cầu muốn được sở hữu thẻ xanh vĩnh viễn của Síp, hãy sớm đưa ra quyết định. Nhà đầu tư hãy liên hệ ngay với BSOP để được cung cấp, hỗ trợ chi tiết nhất về quy trình, hồ sơ tham gia đầu tư.
ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY ĐỂ CÓ CƠ HỘI ĐI KHẢO SÁT SÍP CHỈ VỚI 10 TRIỆU ĐỒNG
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666