Như BSOP từng đưa tin, vào hồi tháng 05/2022, Liên minh châu Âu EU đã quyết định ngừng miễn thị thực vào khối Schengen cho người sở hữu quốc tịch Vanuatu. Quyết định trên khi ấy có hiệu lực với các hộ chiếu Vanuatu được cấp sau ngày 25/05/2015. Điều này có nghĩa, quyết định đánh thẳng vào chương trình đầu tư quốc tịch của Vanuatu.
Một thời gian sau đó, các thông tin tích cực hơn về “thẻ vàng” trên được tiết lộ, cho thấy rằng EU vẫn sẵn lòng mở cửa với công dân Vanuatu, nếu nước này chịu cải thiện một số điểm hạn chế của chương trình đầu tư quốc tịch. Tuy nhiên, gần nửa năm đã trôi qua, Vanuatu không những không được EU gỡ thẻ vàng, mà thậm chí họ còn bị tăng cấp phạt lên…thẻ đỏ.
Cụ thể vào ngày 08/11 vừa qua, Hội đồng châu Âu EC đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng quyết định ngừng miễn thị thực Schengen sẽ được tổ chức này mở rộng với TOÀN BỘ người sở hữu hộ chiếu Vanuatu. Thông báo này ngoài ra không đề cập gì đến thời hạn của lệnh “cấm vận” trên.
Vì sao EU quyết định “phạt thẻ đỏ” với quốc tịch Vanuatu?
Trong thời gian bị “thẻ vàng” từ EU, chương trình đầu tư quốc tịch Vanuatu đã chịu thiệt hại rất nặng nề. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2022, chương trình CBI Vanuatu thu hút được số vốn đầu tư giảm 16,8% so với cùng kỳ 2021. Con số trên thấp hơn kỳ vọng đặt ra cho chương trình này tới 48,7%.
Nay với thêm những thông tin bất lợi từ phía EU, tương lai chương trình CBI Vanuatu chắc chắn sẽ còn rất ảm đạm. Câu hỏi đặt ra lúc này là vì sao EU lại nặng tay với Vanuatu như vậy?
Chương trình Vanuatu duyệt hồ sơ quá dễ dàng?
Trong thông cáo báo chí của mình, EC cũng nêu chi tiết các điểm yếu của Vanuatu khiến cơ quan này không thể bỏ qua. Cụ thể, Vanuatu được đánh giá là đã “không cho thấy sự cải thiện và không có hành động phù hợp nhằm giải quyết tình hình”. Vấn đề nhức nhối của chương trình CBI Vanuatu trong mắt EC là nằm ở tỷ lệ từ chối hồ sơ vô cùng thấp.
Phản ứng trước thông tin trên, một cơ quan đại diện của CBI Vanuatu cho rằng đó là “một sự ngụy biện” bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về chương trình này. Cụ thể, theo cơ quan trên, theo quy trình, chương trình CBI Vanuatu sẽ từ chối các đương đơn không đủ kiện ngay từ đầu, trước khi chính thức mời họ nộp hồ sơ. Chính vì vậy những người đã sang được bước nộp hồ sơ sẽ gần như chắc chắn được chấp thuận.
Chương trình quốc tịch Vanuatu là mối đe dọa với an ninh châu Âu?
Một điểm khác khiến CBI Vanuatu bị EC “chê”, là việc chương trình này không yêu cầu nhà đầu tư phải tới Vanuatu, dù không nêu rõ điều này có tác động xấu như thế nào đến an ninh của EU. Ngoài ra còn cáo buộc chương trình này đã cấp quốc tịch cho cả một số cá nhân có tên trong danh sách theo dõi của Tổ chức Cảnh sát Quốc tế Interpol.
Giới quan sát thị trường đầu tư di trú cho rằng, việc EU từ chỗ chỉ cấm miễn thị thực với các cá nhân sở hữu quốc tịch EU qua CBI chuyển sang cấm tất cả mọi người sở hữu quốc tịch Vanuatu cho thấy rằng động thái này không mang nhiều ý nghĩa bảo vệ sự an toàn của khu vực Schengen mà chỉ đơn giản là một hình thức “trừng phạt” của EU, nhằm tạo áp lực lên Chính quyền Vanuatu do không ngừng chương trình CBI theo kêu gọi của tổ chức này.
Lựa chọn chương trình nào thay thế quốc tịch Vanuatu để được miễn thị thực vào Schengen?
Việc đòn cấm vận của EU với chương trình CBI Vanuatu vẫn chưa có hồi kết rõ ràng là một tin không vui với thị trường đầu tư định cư, đặc biệt là với các khách hàng đang quan tâm đến CBI Vanuatu. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để họ nhìn rộng ra toàn thị trường và thấy được rằng không thiếu các lựa chọn có thể thay thế xứng đáng chương trình này.
Cụ thể, ngay trong khu vực Caribbean, các nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn sáng giá như:
+ Nhận quốc tịch cho 3 thế hệ gia đình với chỉ từ 100.000 USD.
+ Thủ tục nhanh gọn, hoàn thành hồ sơ và nhận quốc tịch chỉ trong 4 tháng.
+ Hộ chiếu Antigua cho phép di chuyển miễn thị thực tới 151 quốc gia & vùng lãnh thổ – nhiều nhất khu vực Caribbean.
Nhắc đến 2 chương trình quốc tịch Caribbean trên còn phải kể đến điểm mạnh vô cùng lớn ở tính minh bạch. Theo bảng xếp hạng về chỉ số minh bạch của các chương trình đầu tư quốc tịch trên thế giới do tổ chức Henley nghiên cứu, 2 chương trình của Grenada và Antigua lần lượt xếp ở các vị trí thứ 3 và 4.
Đây là điều không chỉ giúp các nhà đầu tư an tâm hơn về khoản tiền bỏ ra, mà còn giúp các chương trình này ghi điểm trong mắt các cơ quan, tổ chức quốc tế, là điều vô cùng quan trọng với sự tồn tại lâu dài của chúng.
Nhà đầu tư quan tâm tới các chương trình đầu tư định cư quốc tế, vui lòng liên hệ ngay với BSOP theo hotline 0904 966 797 để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động kinh tế - chính trị khó lường, xu hướng “đa dạng hóa rủi ro” và dịch chuyển tài sản ra khỏi biên giới quốc gia đang trở thành giải pháp phổ biến của giới đầu tư toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư Việt, đây không chỉ là cách để bảo vệ tài sản, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai toàn cầu cho cả gia đình.
Với một thế giới đầy cơ hội đang rộng mở, đây là thời điểm để các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam vươn xa, chinh phục những chân trời mới. Liên minh châu Âu (EU) – thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển, GDP 19.000 tỷ USD và dân số tiêu dùng 450 triệu người – chính là đích đến lý tưởng. Và tại BSOP, chúng tôi tự hào giới thiệu EU Strategy Business Solutions, một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của chúng tôi, được thiết kế để giúp nhà đầu tư thâm nhập EU một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
“Go Global” – mở rộng đầu tư và thị trường ra nước ngoài – đang trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nhân Việt. Bởi đây không chỉ là kênh phân tán rủi ro, đầu tư nước ngoài còn là cách để bảo vệ tài sản, mở rộng kinh doanh và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho thế hệ sau.
Trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng chuyển đổi số và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một "ngôi sao mới" của châu Âu – không chỉ nhờ vị trí địa lý chiến lược mà còn bởi môi trường kinh doanh cởi mở, cơ sở hạ tầng số phát triển và chính sách thương mại tiến bộ.
Ngày 10/04/2025, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Mỹ áp thuế vào Việt Nam 46% – Lý do và Giải pháp cho doanh nghiệp” đã diễn ra sôi nổi, thu hút hơn 130 doanh nhân và nhà đầu tư tham gia qua nền tảng Zoom. Hai diễn giả chính của chương trình - ông Lưu Minh Ngọc, Tổng Giám đốc Bắc Sơn Group kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Hungary, và bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Điều hành BSOP - đã mang đến những phân tích toàn cảnh và chiến lược ứng phó sâu sắc về làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Hòa cùng không khí chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), BSOP triển khai chương trình “Quà tặng tưng bừng - Mừng đại lễ”, nhằm tri ân khách hàng đã và đang tin tưởng đồng hành cùng BSOP với nhiều phần quà giá trị và ưu đãi tài chính thiết thực.
Trong số thứ 5 của Btalk, chúng tôi mời đến anh Alex, một công dân đến từ Cộng hòa Síp, để chia sẻ góc nhìn chân thật và đầy thú vị về cuộc sống thường nhật tại quê hương anh.
Không ai mong đợi một mức thuế tới 46% từ thị trường Mỹ – một đối tác lớn của Việt Nam. Chính sách thuế mới này, dự kiến dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4. Đây thực sự là một cú sốc với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng như thường thấy trong đầu tư và kinh doanh, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Vấn đề là chúng ta phản ứng thế nào?
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]