Trong một cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào cuối tháng 2 vừa qua tại tòa nhà Europa ở Brussels, các nhà ngoại giao đại diện cho 27 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) dường như rơi vào "bế tắc" với việc thống nhất một thoả thuận cho việc phân phối vắc xin Covid-19 trên toàn lục địa.
EU dường như đang “mắc kẹt”?
Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu đã chi trả hàng tỉ euro để mua vắc xin từ các nhà sản xuất trên toàn cầu nhằm đưa vắc xin Covid-19 về lục địa trong cuộc chiến chống đại dịch cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân châu Âu mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi những nhà sản xuất đã cắt giảm số lượng sản xuất tại các nhà máy, dẫn đến quy trình vận chuyển đơn đặt hàng tới các nước chẫm trễ và EU bị mắc kẹt trong cuộc chiến đảm bảo phân phối bình đẳng cho tất cả quốc gia thành viên.
Đây là khoảng thời điểm nhạy cảm với EU, “họ bối rối và tức giận về nguồn cung cấp vắc xin”. Lãnh đạo EU đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% người trưởng thành vào cuối mùa hè năm nay. Tuy nhiên, chiến lược này nhiều khả năng không thành công và các chi tiết về những thỏa thuận tối mật liên tục bị rò rỉ, làm dấy lên nghi ngờ về năng lực của EU thực hiện các hợp đồng mà trước đó liên minh này thay mặt các quốc gia thành viên ký kết với các đối tác cung cấp vắc xin.
EU chạy đua phát triển vắc-xin ngừa các biến thể SARS-CoV-2
Với một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của trên 700.000 người châu Âu như Covid-19, việc chậm trễ sản xuất vắc xin của các công ty như AstraZeneca và Pfizer sẽ đẩy hàng triệu người dân vào nguy cơ mắc bệnh trong mùa Đông năm nay, đặc biệt là khi các biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang đặc tính lây truyền nhanh hơn.
Theo dữ liệu công khai, Anh – quốc gia đã chính thức rời EU – đang triển khai tiêm chủng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia EU nào. Các nhà ngoại giao lo ngại Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ thua trong cuộc chiến giành vắc xin khi nhà sản xuất AstraZeneca là một công ty của Anh. Họ hối thúc EC hạ giọng trong cuộc tranh cãi với AstraZeneca để được cấp thuốc sớm nhất có thể.
Hy vọng cho việc phân phối vắc xin Covid-19 tại EU
Các dữ liệu hải quan ban đầu cho thấy hàng triệu vắc xin Covid-19 đã được xuất khẩu trong những ngày đầu năm 2021 từ EU sang Anh, Canada, Israel và Trung Quốc. Ngược lại, Anh, Israel và Canada cho biết họ đã nhận được vắc xin Pfizer từ EU, riêng Anh đã nhận được thêm của AstraZeneca từ EU.
Châu Âu bật đèn xanh cho vắc xin AstraZeneca. Xuất khẩu vắc xin COVID-19 theo lộ trình
Bà Gallina – nhà đàm phán cấp cao của EC nhấn mạnh EU sẽ thiết lập một cơ chế mới nhằm theo dõi và cấp phép xuất khẩu vắc xin. Các luật sư của EU cũng có thể xem xét sử dụng một số lý luận pháp lý để gây sức ép buộc các đối tác phải cung cấp nhiều vắc xin hơn.
Rất may, sau nhiều nỗ lực đàm phán và kết nối các quốc gia thành viên, Chủ tịch EC Von der Leyen đăng tải trên Twitter mới nhất thông báo EU đã đạt được “bước tiến về vắc xin” khi AstraZeneca cam kết tăng cường giao hàng. EU sẽ có thêm 1 triệu liều vắc xin mỗi tuần từ AstraZeneca.
*Quý nhà đầu tư tiếp tục theo dõi các thông tin về tình hình phân phối vắc xin trên toàn cầu tại các kênh truyền thông của BSOP.