Trang chủ » Chỉ số minh bạch CBI 2024: Saint Lucia vươn lên top 1 cùng Malta
Chỉ số minh bạch CBI 2024: Saint Lucia vươn lên top 1 cùng Malta
13/12/2023
Năm nay, chương trình đầu tư quốc tịch Malta chia sẻ vị trí dẫn đầu cùng với Saint Lucia trong bảng xếp hạng Chỉ số minh bạch của các chương trình đầu tư quốc tịch (CBI) trên thế giới, theo IMI công bố.
Kể từ cuộc khảo sát về Chỉ số minh bạch CBI đầu tiên được thực hiện vào năm 2022 đến nay, điểm trung bình của CBI đã giảm từ 37% xuống còn 33%. Nguyên nhân đến từ việc một số chương trình đã từ bỏ việc báo cáo một số dữ liệu, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Dominica, Saint Kitts & Nevis và Vanuatu.
Malta giữ vững vị trí số 1
Năm nay, chương trình có chỉ số chỉ số minh bạch cao nhất đồng thuộc về Malta và Antigua & Barbuda với điểm số cùng 81%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Malta dẫn đầu bảng xếp hạng này.
Nối tiếp ngay sau đó là 3 chương trình đầu tư quốc tịch vùng Caribbean, gồm Grenada, Antigua & Barbuda và Dominica.
Để có thể đưa ra bảng xếp hạng chỉ số minh bạch CBI này, IMI đã đánh giá dựa trên 33 tiêu chí khác nhau, thuộc 5 chỉ số lớn, bao gồm:
1. Tần suất công bố báo cáo dữ liệu của các chương trình
Chỉ số này được đánh giá từ 1 – 5 điểm dựa trên tần suất công bố báo cáo. Nếu chương trình thực hiện báo cáo hàng tháng sẽ tương ứng với 5 điểm, hàng quý là 4 điểm, hai năm một lần là 3 điểm, hàng năm là 2 điểm, đặc biệt là 1 điểm và không có báo cáo là 0 điểm.
Chương trình đầu tư quốc tịch Grenada đã thực hiện báo cáo hàng quý, do vậy đạt điểm cao nhất ở chỉ số này là 80%.
Antingua và Barbuda năm nay đã tiếp tục thực hiện báo cáo hai năm một lần, đạt 60%.
2. Mức độ chi tiết của các dữ liệu xử lý hồ sơ được công bố
Các chương trình sẽ được tính điểm theo 10 tiêu chí khác nhau, là các loại dữ liệu về quá trình xử lý hồ sơ được công bố, sau đó quy đổi ra % đạt được tính trên tổng số điểm tối đa là 16. Các tiêu chí này bao gồm:
– Số lượng hồ sơ đương đơn chính: 2 điểm
– Số lượng hồ sơ người phụ thuộc: 1 điểm
– Số lượng hồ sơ đương đơn chính được phê duyệt: 2 điểm
– Số lượng hồ sơ người phụ thuộc được phê duyệt: 1 điểm
– Số lượng hồ sơ bị từ chối: 2 điểm
– Số lượng hồ sơ theo các quốc gia: 2 điểm
– Số lượng hồ sơ được phê duyệt tính theo các quốc gia: 2 điểm
– Số lượng hồ sơ bị từ chối tính theo các quốc gia: 2 điểm
– Số lượng người phụ thuộc trung bình trên mỗi đương đơn chính: 1 điểm
– Số lượng người phụ thuộc trung bình trên mỗi đương đơn chính tính theo các quốc gia: 1 điểm
Ở chỉ số này, Malta thường được lấy làm ví dụ về cách triển khai tốt nhất, nhưng năm nay Saint Lucia đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua Grenada.
Lý do là Saint Lucia sẵn sàng chia sẻ thông tin về quốc tịch của các nhà đầu tư, điều mà Grenada và Malta đều không tiết lộ.
Antigua và Barbuda có báo cáo về số lượng đơn đăng ký nhưng không báo cáo về tỷ lệ phê duyệt hoặc từ chối.
Jordan thỉnh thoảng báo cáo số lượng phê duyệt, nhưng không thường xuyên và luôn là dữ liệu thô. Như năm nay, Bộ Nội vụ nước này tiết lộ rằng chương trình đã cấp quyền công dân cho “khoảng 400 nhà đầu tư” kể từ năm 2018, một con số không thể so sánh xu hướng dài hạn.
CIP của Dominica, Thổ Nhĩ Kỳ và Vanuatu – những quốc gia trong những năm trước ít nhất đã cung cấp các bộ dữ liệu không thường xuyên và đặc biệt – đã từ bỏ hoàn toàn việc báo cáo.
3.Mức độ chi tiết của các dữ liệu tài chính được tiết lộ
Điểm công bố dữ liệu tài chính được đánh giá trên 8 tiêu chí với điểm tối đa là 13, gồm có:
– Tổng mức đầu tư được công bố: 2 điểm.
– Tổng số tiền quyên góp được công bố: 2 điểm
– Tổng số phí chính phủ được công bố: 2 điểm.
– Khối lượng đăng ký theo danh mục đầu tư: 2 điểm
– Khối lượng đăng ký theo danh mục đầu tư và quốc gia của người nộp đơn: 1 điểm.
– Số tiền đầu tư trung bình: 1 điểm.
– Số tiền đầu tư trung bình theo quốc gia của người nộp đơn: 1 điểm
– Chi tiết về việc chính phủ giải ngân/giữ lại số tiền thu được từ chương trình được công bố: 2 điểm.
Malta chuẩn bị công bố về việc chuyển vốn vào (và ra khỏi) chương trình nên đạt được 11/13 điểm.
Saint Lucia và Antigua & Barbuda đồng hạng hai, vì sẵn sàng tiết lộ chi tiết về các khoản giải ngân của chương trình.
Grenada đạt điểm thấp hơn vì không tiết lộ chi tiết về cách thức giải ngân số tiền huy động được thông qua chương trình.
Các quốc gia còn lại không tiết lộ bất kỳ dữ liệu tài chính nào trong năm nay. Vì vậy, điểm của họ bị giảm xuống 0%.
4. Mức độ sẵn sàng của các dữ liệu về lịch sử phát triển của chương trình
Chỉ số này được chấm điểm dựa theo các tiêu chí sau:
– Dữ liệu được công bố cho tất cả các giai đoạn kể từ khi triển khai: 3 điểm.
– Dữ liệu cho hầu hết các giai đoạn kể từ khi triển khai: 2 điểm
– Dữ liệu có sẵn trong một số khoảng thời gian kể từ khi triển khai: 1 điểm.
– Không có dữ liệu ở bất kỳ thời kỳ nào: 0 điểm
Nhờ quyết định tiếp tục xuất bản các báo cáo thống kê hai năm một lần, Antigua & Barbuda năm nay đã đạt điểm tuyệt đối ở chỉ số này cùng với Malta và Saint Lucia.
Grenada có một chương trình khá minh bạch, nhưng vẫn tiếp tục không công bố số liệu trong nửa đầu năm 2017.
Dominica, Saint Kitts, Thổ Nhĩ Kỳ và Vanuatu vẫn ở mức 33% vì chỉ có dữ liệu trong một số năm. Còn Campuchia và Ai Cập chưa bao giờ công bố dữ liệu.
5. Mức độ đảm bảo tính minh bạch từ phía các chính phủ
Chỉ số này được đánh giá theo 5 tiêu chí tương ứng với một điểm cho mỗi tiêu chí đáp ứng, bao gồm:
– Các khoản thanh toán của chính phủ cho các đơn vị thuộc khu vực tư nhân được công khai.
– Tên các đại lý được công bố.
– Điều khoản bổ nhiệm đại lý được xác định và công bố rõ ràng.
– Báo cáo do cơ quan độc lập biên soạn.
– Danh sách đại lý “đen” được công bố.
Malta năm nay đã giảm một điểm do ngừng công khai danh sách đen các đại lý có hành vi sai trái. Saint Kitts & Nevis cũng bị giảm 1/5 điểm vì lý do tương tự.
Trong khi đó, Saint Lucia và Grenada hiện đã bắt đầu công bố danh sách đen.
Chỉ Malta và Saint Lucia tiết lộ số liệu chính phủ chi trả cho các chủ thể thuộc khu vực tư nhân, như các đại lý và người được nhượng quyền được công nhận tại địa phương.
Tất cả các chương trình ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Ai Cập đều duy trì danh sách công khai các đại lý được công nhận. Trong đó quốc tịch Malta là chương trình duy nhất mà việc báo cáo chương trình được ủy quyền cho một cơ quan độc lập.
Nguồn: Báo cáo chỉ số minh bạch CBI 2024 của Imidaily
Mới đây, Chính phủ Bồ Đào Nha đã bổ nhiệm ông Pedro Portugal Gaspar, hiện là Tổng Giám đốc Cơ quan Tiêu dùng, làm Chủ tịch mới của Cơ quan Hội nhập, Di cư và Tị Nạn (AIMA). Đây là một bước đi chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả trong việc giải quyết các đơn xin giấy phép cư trú bị tồn đọng, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người nộp đơn.
Với việc chương trình Golden Visa sắp ngừng nhận hồ sơ đầu tư, cơ hội sở hữu thẻ cư trú tại Tây Ban Nha đang khép lại. Đây là thời điểm then chốt cho các nhà đầu tư. Chỉ có 5 suất đầu tư cuối cùng – chúng tôi cam kết bảo đảm đầu tư an toàn và hoàn tiền 100% nếu không thành công.
Btalk số 3 được chúng tôi trích dẫn lại nội dung từ buổi Talkshow “Chiến lược đầu tư 2024 và con đường vươn ra thế giới của doanh nhân Việt” diễn ra tại Hà Nội trong sự kiện BSOP EXPO Mùa 4 vào tháng 5 vừa qua.
Tây Ban Nha nổi tiếng với mức sống hợp lý so với nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu. Theo thống kê, chi phí sinh hoạt ở Tây Ban Nha thấp hơn nhiều so với Đức và Pháp. Tùy thuộc vào thành phố và lối sống, một gia đình trung bình có thể chi tiêu từ 1.500 đến 2.500 EUR mỗi tháng cho tất cả các khoản chi phí cơ bản.
Tây Ban Nha từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp, văn hóa phong phú, và là một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Không chỉ thu hút khách du lịch, quốc gia này còn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt thông qua chương trình đầu tư Golden Visa. Tuy nhiên, với những thay đổi dự kiến trong chính sách, thời gian để tận dụng lợi thế này đang ngày càng thu hẹp.
BSOP chính thức được công bố tin vui tới các nhà đầu tư đang và sẽ sở hữu thẻ cư trú Bồ Đào Nha. Luật nhập tịch Bồ Đào Nha sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực, điều này có nghĩa nhà đầu tư sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi để đủ 5 năm nộp đơn lên quốc tịch.
Sự kiện được tổ chức tại TP.HCM, mang lại cơ hội tham gia các chuyến Landtour, trải nghiệm cuộc sống, khảo sát môi trường đầu tư tại Cộng hòa Síp, với chi phí vô cùng hợp lý.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn về diện F2A là gì? Từ khái niệm cho tới những điều cơ bản nhất để thực hiện quy trình bảo lãnh vợ/chồng và con cái sang Mỹ.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]