0989 13 6666

Mở doanh nghiệp tại Síp – những thông tin không thể bỏ qua

09/05/2023

Síp - một nền kinh tế năng động tại Đông Địa Trung Hải, mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt khi gắn với các quyền lợi định cư tại đất nước được mệnh danh là "thiên đường nghỉ dưỡng" này.

Cùng BSOP tìm hiểu tất cả những điều cần biết về việc mở doanh nghiệp và triển khai hoạt động kinh doanh tại Síp – nền kinh tế nhiều tiềm năng phát triển hàng đầu châu Âu.
đầu tư kinh doanh & mở doanh nghiệp tại síp mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư

Tại sao nên cân nhắc mở doanh nghiệp tại Síp?

Cộng hòa Síp trước đây chỉ được biết đến đơn thuần như là một “thiên đường thuế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước này đã liên tục thực hiện các bước tiến nhằm minh bạch hóa môi trường kinh doanh, qua đó “ghi điểm” trong con mắt của các tổ chức tài chính, trong khi vẫn đảm bảo các lợi thế cạnh tranh nổi bật.

Mức thuế doanh nghiệp tại Síp là 12,5%, tương đương với Ireland, nằm trong top các quốc gia có thuế doanh nghiệp tốt nhất châu Âu. Môi trường kinh doanh của Síp trong những năm gần đây được đánh giá là phát triển hơn, hiệu quả hơn, “trưởng thành” hơn. Tiêu biểu nhất phải kể đến hàng loạt các nguồn lực được Chính phủ Síp dành cho các doanh nghiệp vừa & nhỏ và các dự án start-up.

Đầu tư vào Síp các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ hiệp ước chống đánh thuế 2 lần mà nước này đã ký với 27 quốc gia khác nhau, trong đó bao gồm phần lớn các nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Với các nhà đầu tư Việt, việc Việt Nam và Síp đã hoàn thành đàm phán và kí hiệp định tránh đánh thuế 2 lần từ năm 2019 chắc chắn là một thông tin đáng chú ý. Với hiệp định này, các doanh nghiệp do người Việt đầu tư tại Síp sẽ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nước sở tại mà thôi.

Sáng kiến của Chính phủ Síp cho các cá nhân ngoài EU – Cơ hội tuyệt vời cho nhà đầu tư thế giới

Một trong những điểm thu hút nhất với các doanh nhân muốn mở rộng hoặc chuyển toàn bộ việc kinh doanh đến Síp là chính sách Ưu đãi dành cho công dân nước thứ ba – TCN của chính phủ nước này.

Đây là một khung hỗ trợ được xây dựng nhằm thu hút các doanh nghiệp từ các quốc gia ngoài EU đang tìm kiếm một môi trường kinh doanh có các chính sách về sở hữu trí tuệ “thân thiện” trong khối EU.

Chính sách này bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép lao động, với thời hạn lên đến 3 năm cho công dân các nước ngoài EU. Đơn xin cư trú dài hạn và thường trú vĩnh viễn (PR) cũng được đơn giản hóa.

Cần xem xét điều gì trước khi mở doanh nghiệp tại Síp?

Việc tìm đến sự trợ giúp từ các đơn vị tư vấn kinh nghiệm & uy tín là rất quan trọng. Mặc dù vậy, trước khi quyết định “đổ bộ” vào thị trường Síp, các nhà đầu tư sẽ cần phải cân nhắc một số điểm dưới đây.

Đầu tiên là văn phòng. Bạn sẽ phải có một địa chỉ đặt văn phòng tại Síp mới có thể đăng ký kinh doanh. Điều này có thể được thực hiện rất đơn giản qua các dịch vụ văn phòng cho thuê hay văn phòng ảo.

Thứ hai là về thủ tục. Tuy phần lớn các bước thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện online qua cổng thông tin điện tử của Chính phủ Síp, bước đăng ký cuối cùng với Bộ Lao động sẽ phải trực tiếp tới Síp hoàn thiện. Các mẫu đơn sẽ phải được hoàn thiện bản cứng và trực tiếp nộp cho văn phòng Bộ Lao động. Vì vậy một là bạn sẽ phải trực tiếp có mặt tại Síp, hoặc cử một người đại diện hợp pháp cho mình.

Thứ ba, Síp trên thực tế vẫn là một nước nhỏ, với một nền kinh tế quy mô nhỏ. Chính vì vậy, dù bạn có một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời đến đâu cũng phải cân nhắc xem nó có phù hợp để triển khai tại Síp hay không. Chắc chắn đảo quốc này sẽ không thể có khả năng tiếp cận các nguồn lực và các mối quan hệ kinh doanh như tại các nền kinh tế lớn nhất EU. Chính vì vậy, Síp sẽ là điểm đến lý tưởng để đầu tư các ngành như marketing, IT, hay các công việc văn phòng khác, hơn là địa điểm đầu tư sản xuất công nghệ cao.

7 bước cần ghi nhớ để mở doanh nghiệp tại Síp

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh tại Síp

Mặc dù đây không phải là điều bắt buộc phải có để mở doanh nghiệp tại Síp, lập kế hoạch kinh doanh một cách tổng thể nhất là điều vô cùng có lợi cho dự án đầu tư của bạn.

Bản kế hoạch kinh doanh này sẽ cần phải có tất cả các thông tin cơ bản nhất về doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập, về kế hoạch cũng như dự đoán của bạn về phương hướng hoạt động trong những năm tháng đầu tiên.

Bản kế hoạch kinh doanh sẽ là một tài liệu mang tính nền tảng cho doanh nghiệp, vừa là cột mốc tham chiếu, vừa là thước đo cho sự thành công của bạn.

Một bản kế hoạch kinh doanh thông thường sẽ cần phải có:
+ Mô tả về công ty
+ Các sản phẩm hoặc dịch vụ công ty sẽ cung cấp
+ Đánh giá về thị trường
+ Cơ cấu kinh doanh
+ Thị trường & khách hàng mục tiêu của công ty
+ Lập kế hoạch & mục tiêu về tài chính
+ Các yếu tố khác về hậu cần, hành chính,…

Bước 2: Chọn tên cho công ty

Ở quốc gia nào cũng vậy, việc đầu tiên khi bạn đăng ký kinh doanh là chọn tên cho doanh nghiệp của mình. Tất nhiên là phải đảm bảo cái tên đó chưa “có chủ” ở quốc gia mà bạn đăng ký.

Để có thể xem danh sách tên tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký tại Síp, bạn có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử sau đây.

Sau khi lựa chọn một cái tên ưa thích và không trùng lặp, bạn sẽ cần được phê duyệt cái tên đó và đăng ký nó với Cơ quan Đăng ký Công ty của Síp.

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ liên quan

Bước tiếp theo trong quá trình thành lập doanh nghiệp tại Síp là chuẩn bị Bản ghi nhớ về Hiệp hội và các Điều khoản của Hiệp hội. Các tài liệu này chứng minh thỏa thuận giữa tất cả các cổ đông và/hoặc người bảo lãnh để thành lập công ty. Chúng cũng đặt ra các quy tắc cơ bản về cách thức điều hành công ty.

Luật Doanh nghiệp 2016 của Síp cung cấp Bản ghi nhớ tiêu chuẩn cho các công ty có mục đích chung. Tuy nhiên bạn cũng phải sửa đổi lại nó cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Luật kinh doanh của Síp về cơ bản giống với đạo luật tương ứng của Vương quốc Anh.

Theo luật của Síp, Bản ghi nhớ và các Điều khoản của Hiệp hội phải được chuẩn bị bởi các luật sư có chuyên môn. Các luật sư này sau đó cũng sẽ phải trực tiếp ký vào tuyên bố có liên quan.

Bước 4: Đăng ký công ty của bạn

Bước tiếp theo là bắt đầu quá trình đăng ký công ty. Giống như tên doanh nghiệp, quy trình đăng ký sẽ được thực hiện với Cơ quan Đăng ký Công ty Síp . Bạn sẽ cần phải nộp đầy đủ các tài liệu sau đây qua hình thức trực tiếp tại văn phòng hoặc trực tuyến qua các cổng thông tin điện tử:

+ Mẫu tờ khai (HE1)
+ Mẫu địa chỉ văn phòng đã đăng ký (HE2)
+ Mẫu giám đốc và thư ký (HE3)
+ Danh sách giám đốc (chỉ công ty đại chúng) (HE5)
+ Bản gốc hoặc bản sao của Bản ghi nhớ & Điều khoản thành lập Hiệp hội

Ngoài ra bạn sẽ phải nộp các tài liệu dưới đây, sau khi đã được xác nhận bởi một luật sư tại Síp:

+ Giấy chứng nhận cổ đông
+ Giấy chứng nhận Giám đốc và Thư ký
+ Giấy chứng nhận đăng ký văn phòng
+ Bản sao có chứng thực của Bản ghi nhớ và các Điều khoản thành lập Hiệp hội
+ Bản sao công chứng Giấy phép thành lập doanh nghiệp

Bước 5: Đăng ký thuế

Bạn sẽ cần phải đăng ký doanh nghiệp của mình với Cục Thuế Síp để đóng các loại thuế kinh doanh liên quan, bao gồm thuế doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng – VAT.

Bước này chủ yếu liên quan đến việc đăng ký mã số thuế (TIN) cho doanh nghiệp. Mã số này cũng có thể được sử dụng để thanh toán VAT nếu doanh nghiệp của bạn cần. Bạn có thể thực hiện bước này một cách trực tiếp, hoặc qua kênh online sử dụng chữ ký điện tử.

Các loại giấy tờ cần phải có gồm:

+ Mẫu đơn T.D.2001 (để đăng ký TIN)
+ Mẫu đơn T.D.1101 (để kích hoạt số TIN cho VAT)

Bước 6: Đăng ký với Bộ Lao động Síp

Bước chính thức cuối cùng trước khi bạn có thể bắt đầu kinh doanh tại Síp là đăng ký doanh nghiệp của mình với Bộ Lao Động. Điều này bao gồm một loạt các trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội mà doanh nghiệp của bạn phải thực hiện, bao gồm đăng ký nhân viên mới, phê duyệt thanh toán lương trên máy tính,…

Các mẫu giấy tờ cần hoàn thiện và nộp ở bước cuối cùng này gồm có:

+ Mẫu YKA 1-001 (đăng ký với tư cách là người sử dụng lao động)
+ Mẫu YKA 5-018 (xác nhận bắt đầu làm việc cho mỗi nhân viên)
+ Mẫu YKA 1-003 (khai báo nhân viên được tuyển dụng)
+ Mẫu YKA 1-021 (thanh toán đóng góp trực tuyến)
+ Mẫu ΥΚΑ 1-006 (sử dụng hệ thống vi tính hóa để trả lương)
+ Mẫu YKA 1-005 (giấy chứng nhận miễn đóng góp vào Quỹ nghỉ lễ trung ương và nghỉ phép hàng năm được hưởng nguyên lương)
+ Mẫu YKA 1-008 (đơn xin Bảo hiểm xã hội cho nhân viên không đăng ký)

*Lưu ý: Không phải tất cả nội dung trong các mẫu đơn trên đều cần thiết ngay lập tực cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên chuẩn bị sẵn ngay từ đầu sẽ thuận tiện hơn cho bạn về lâu dài.

Bước 7: Vươn mình chinh phục chân trời mới

Với tất cả các bước chính thức như trên được hoàn thành & phê duyệt, bạn đã có thể khởi động doanh nghiệp mới của mình tại Síp. Để có thể chính thức ra mắt, bạn có thể sẽ cần thêm một chiến dịch marketing, một website chính thức, tuyển dụng lao động, mua sắm vật tư, và tất cả các khía cạnh khác của hoạt động doanh nghiệp.

Síp là một điểm đến kinh doanh hoàn hảo, mang đến sự cân bằng lý tưởng giữa một vị trí tuyệt đẹp để làm việc và sinh sống cũng như môi trường kinh doanh phát triển, giàu tiềm năng. Đặc biệt, khi kết hợp với chương trình đầu tư thẻ Xanh Síp vĩnh viễn sẽ mang lại một tương lai vô cùng tươi sáng không chỉ cho nhà đầu tư, mà còn cho cả gia đình họ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề kinh doanh tại Síp, chương trình đầu tư định cư Síp, vui lòng liên hệ ngay với hotline của BSOP để nhận được sự tư vấn đầy đủ & cập nhật nhất!

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức cùng chuyên mục

13/03/2024

[BSOP EVENT] TALKSHOW: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CÙNG CHUYÊN GIA

Event đầu tiên trong năm 2024 được BSOP tổ chức theo format talkshow, mang lại cho nhà đầu tư cơ hội tiếp cận gần nhất với các thông tin bổ ích & quan trọng về thị trường đầu tư quốc tế trong năm nay.

09/03/2024

Hỏi đáp cùng GĐ Trung tâm vùng về chương trình ...

Mời các nhà đầu tư cùng lắng nghe cuộc trò chuyện của bà Hoàng Phương - Giám đốc BSOP và ông Bart Suchomski - Giám đốc khu vực châu Á của Trung tâm vùng EB5 United để cùng tìm hiểu về chương trình định cư Mỹ EB5. Trong cuộc trò chuyện này, hai chuyên gia cũng đã trực tiếp giải đáp một số thắc mắc của các nhà đầu tư Việt xoay quanh chủ đề này.

06/03/2024

Livestream từ Budapest: Giải đáp tất tần tật về chương ...

Hãy tham gia sự kiện LIVESTREAM TRỰC TIẾP TỪ BUDAPEST: GIẢI ĐÁP GOLDEN VISA HUNGARY – PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN MỚI để cập nhật thông tin mới nhất về chương trình, cũng như những lưu ý khi đầu tư vào giai đoạn đầu năm 2024.

01/03/2024

Khi nào có thể nộp hồ sơ đầu tư Golden ...

Chương trình Golden Visa mới của Hungary hay còn gọi là “Chương trình Nhà đầu tư khách”, được quy định trong Luật nhập cư Hungary có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, cho phép nhà đầu tư và các thành viên trong gia đình được nhận thẻ cư trú Hungary thời hạn 10 năm. Chương trình sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký từ tháng 7/2024, nhưng nhà đầu tư có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.

27/02/2024

Hy Lạp xem xét tăng mức đầu tư Golden Visa ...

Đầu tháng 2/2024, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã công bố kế hoạch nâng mức đầu tư tối thiểu cho bất động sản Golden Visa tại các khu vực nhu cầu cao như trung tâm đô thị lớn và các hòn đảo du lịch.

Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]